ClockThứ Bảy, 18/07/2020 13:45

Đôi tay tài hoa của nghệ nhân khiếm thính

TTH - “Trời không cho anh nghe được và nói được mà phú cho anh bàn tay tài hoa. Anh có tài lắm, cái chi nhìn qua là làm lại được ngay”, đó là lời tâm sự của vợ anh Ngô Tam Bửu.

Hoa vải lụa của ông ThốGiúp người khiếm thính “nghe rõ” cuộc sống

Anh Bửu giới thiệu sản phẩm của mình

Đầu tháng 7, dưới cái tiết trời đầy nắng gắt của buổi chiều mùa hè, tôi về với xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy ghé thăm khu di tích cầu ngói Thanh Toàn. Tại đây, du khách đều trầm trồ trước những chiếc cầu ngói nhỏ xinh được khắc bằng gỗ hết sức tinh xảo của chàng thanh niên khiếm thính là người con ở thôn Thanh Thủy.

Hành trình đến với nghề

Ngô Tam Bửu sinh năm 1985 trong một gia đình thuần nông, đông con tại thôn Thanh Thủy. Theo chia sẻ của mẹ anh: “Bửu là con thứ tư trong gia đình. Khi Bửu ra đời, cả gia đình sống trong niềm hạnh phúc. Rồi một năm, hai năm sau không thấy Bửu nói. Vợ chồng tôi lo lắng, đem con đi khám và được bác sĩ cho biết Bửu bị câm điếc bẩm sinh”.

Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay biết người con trai duy nhất trong nhà lại không được bình thường như bao người, ông bà rất khổ tâm. Tuy vậy, ông bà vẫn cố gắng nuôi dạy con ăn học đến nơi đến chốn. Đủ tuổi đến trường, anh được theo học tại trường tiểu học ở địa phương, xong vì nhà trường không có khả năng giảng dạy học sinh khuyết tật nên việc học phải tạm ngưng một thời gian. Sau đó, may mắn được người quen giới thiệu Trường tiểu học Vĩnh Ninh (TP. Huế) có mở lớp cho học sinh khuyết tật nên anh được theo học. Với niềm đam mê học tập, nhiều năm anh luôn là lớp trưởng gương mẫu, học sinh chăm ngoan được thầy cô bạn bè quý mến.

Sau khi kết thúc quá trình học ở trường, anh được giới thiệu đến một trung tâm dạy nghề trên đường Hải Triều, TP. Huế để học điêu khắc. Trước đây, ông Ngô Tài Nhân (bố anh Bửu) phải thường xuyên chở con xuống trường học. Đến khi học nghề, Bửu được bố mua cho một chiếc xe đạp. Bằng nghị lực và niềm đam mê, ngày ngày, Bửu đạp xe vượt đường dài đi và về hơn 20 cây số. Nhờ sự động viên của thầy cô cùng gia đình, anh đã hoàn thành khoá học một cách xuất sắc.

Nỗ lực không ngừng

Sau khóa học nghề, anh Bửu bắt đầu thực hiện các sản phẩm của mình với những ý tưởng gần gũi, thân thuộc với bản thân và quê hương, như cầu ngói Thanh Toàn, xe đạp nước, xe đạp lúa…

Chị Phan Thị Năm - vợ anh Bửu trải lòng: “Trời không cho anh nghe được nói được mà phú cho anh bàn tay tài hoa. Anh có tài lắm, cái chi nhìn qua là làm lại được ngay. Với bản tính hiền lành, chân chất nên hàng xóm láng giềng mến thương, đúng là trời lấy cái này bù cho cái khác”.

Anh Bửu đã từng là một trong 4 nhà nông của tỉnh Thừa Thiên Huế có mặt trong danh sách 300 nhà nông xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2013. Anh Bửu còn nhận được bằng khen của thị xã Hương Thủy, khi anh là một trong những đoàn viên thanh niên xã Thủy Thanh có thành tích xuất sắc trong phong trào yêu nước giai đoạn 2010-2015...

Các sản phẩm của anh nhận được nhiều giải thưởng ở một số cuộc thi, như: Giải nhất sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp thị xã 2015 và Sản phẩm công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011… Lớn nhất là giải thưởng ở cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Bộ Công thương trao tặng.

Ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, cho hay: “Anh Bửu là một tấm gương tiêu biểu ở địa phương. Anh đã góp phần quảng bá văn hóa cũng là tấm gương vượt khó để vươn lên cuộc sống”.

Tôi rời khỏi nhà anh Ngô Tam Bửu khi trời sụp tối, khúc nhạc đồng quê vang lên trên những cánh đồng xa xa. Quay đầu nhìn lại tôi vẫn thấy anh đang làm công việc yêu thích của mình. Tôi tin rằng, với lòng nhiệt huyết và niềm đam mê của mình, anh sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Bài, ảnh: BÌNH DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng
2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master

Mới đây, tại cuộc họp lần thứ hai của Ban cố vấn quốc tế (IAB) trực thuộc Liên hiệp Nghệ nhân Văn hoá (Gugak Masters Inc.) đã đưa ra xem xét 6 ứng cử viên cho danh hiệu Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Master) danh giá bao gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia, ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan, bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan, bà Phan Thị Bạch Hạc và ông Huỳnh Đức Tiễn đến từ Việt Nam. Kết quả, 6 ứng cử viên được đề cử đã nhận được chấp thuận từ Ban cố vấn quốc tế.

2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master
Sức hút của cây kiểng ba miền

Ngoài chuỗi hoạt động hấp dẫn của Festival Nghề truyền thống Huế 2023, triển lãm “Cây kiểng, hoa phong lan ba miền” trong không gian Hoàng cung vẫn tạo được sức hút riêng với hàng ngàn lượt khách thưởng ngoạn mỗi ngày.

Sức hút của cây kiểng ba miền
Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề

Những không gian văn hóa làng nghề Việt Nam cũng như quốc tế như đưa du khách đến với tinh hoa làng nghề được phô diễn với nhiều ngón nghề tinh xảo, cho ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên giá trị không hề lẫn lộn của mỗi làng nghề.

Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề
Cung tiến 14 tác phẩm cây kiểng và hoa phong lan

Trong khuôn khổ triển lãm “Cây kiểng, hoa phong lan ba miền năm 2023” do Ban Tổ chức Festival Huế 2023 tổ chức, sáng 28/4, lễ cung tiến cây kiểng và hoa phong lan diễn ra tại sân Quảng trường Ngọ Môn – Thế Miếu.

Cung tiến 14 tác phẩm cây kiểng và hoa phong lan

TIN MỚI

Return to top