ClockThứ Sáu, 22/10/2021 15:34

Đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản trở lại trạng thái bình thường mới

TTH.VN - Sáng 22/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị trực tuyến tổ chức khai thác thích ứng an toàn, phòng chống dịch bệnh COVID-19 quý IV năm 2021. Tại Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng tham dự.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sảnĐánh bắt xa bờ: Chưa thực sự vươn xaCòn nhiều gian khóKhai thác tiềm năng biển, đầm phá bền vữngĐầu tư hạ tầng khai thác thủy sảnTái cơ cấu trên mỗi con tàu

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

9 tháng năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản. Theo đó, chuỗi cung ứng khai thác thủy sản bị đứt gãy, gián đoạn vận chuyển, tiêu thụ khó khăn, giá thủy sản giảm. Ngoài ra, cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục gây khó cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường EU.

Tuy vậy, các địa phương đã nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất gắn với phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, tổng sản lượng khai thác thủy sản biển cả nước ước đạt 2,917 triệu tấn (tăng 0,8% so với cùng kỳ 2020); kim ngạch xuất khẩu hải sản ước đạt 2,6 tỷ USD (tăng 3,6% so với cùng kỳ 2020).

Hoạt động phòng chống khai thác bất hợp pháp, tháo gỡ thẻ vàng của EC được thực hiện đồng bộ ở các cấp, ngành. Hiện có khoảng 90,5% tàu cá thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã lắp đặt theo quy định và 90,53% tàu cá đã đánh dấu tàu cá theo quy định.

Tại Thừa Thiên Huế, tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2021 ước đạt 35.179 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản lượng khai thác biển đạt 32.245 tấn, tăng 3,9%; sản lượng khai thác sông đầm 2.934 tấn, giảm gần 1%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các tàu cá vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất khai thác thác thủy sản hàng ngày khi thời tiết cho phép tại các vùng nước. Giá cả các loại thủy sản khai thác nói chung có giảm nhẹ.

Tỉnh vẫn đang chú trọng thực hiện phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp lực lượng Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm tra tàu cá ra vào cửa lạch Thuận An để ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; tuyên truyền, vận động và hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng tuân thủ các quy định pháp luật khi hoạt động trên biển…

Hiện trên địa bàn tỉnh các tàu cá vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất khai thác thác thủy sản hàng ngày khi thời tiết cho phép tại các vùng nước.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, thời gian qua, dù nhiều khó khăn, song các tỉnh, thành vẫn nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa duy trì, đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy hải sản.

Dịch COVID-19 hiện cơ bản được kiểm soát, điều kiện khai thác thủy sản nhiều thuận lợi, bởi vậy, ngành thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, đảm bảo an toàn cho người lao động và ngư dân, đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, sớm đạt kế hoạch về khai thác lẫn xuất khẩu thủy hải sản.

Về hoạt động khai thác thủy sản, yêu cầu các địa phương lưu ý quản lý tốt tàu cá và hoạt động khai thác thủy sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiểm soát tình hình thiên tai, tai nạn tàu cá, chuyển đổi nghề...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các tỉnh, thành quan tâm nâng cấp hạ tầng thủy sản; nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống khai thác bất hợp pháp; chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện các chỉ đạo về phòng chống khai thác bất hợp pháp và tháo gỡ thẻ vàng của EC; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không lắp thiết bị giám sát hành trình, ngắt kết nối và vi phạm vùng biển nước ngoài...

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Return to top