ClockThứ Năm, 20/12/2018 14:49

FDI ngày càng quan trọng

TTH - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 2000 đến giữa năm 2018, Thừa Thiên Huế đã thu hút 96 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD, chiếm đến 54% tổng số vốn đăng ký của các dự án trên toàn tỉnh. FDI ngày càng đầu tư mạnh hơn vào Thừa Thiên Huế. Chỉ tính trong giai đoạn 2011-2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 42 dự án với tổng vốn đăng ký 1.679 triệu USD chiếm 71% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Việt Nam sẽ ưu tiên FDI vào công nghệ cao, thân thiện môi trườngDịch chuyển & định hình chất lượng nguồn nhân lựcĐồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động

Nhìn vào các chỉ số, chúng ta thấy khu vực FDI (khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế. Nó như là một “lực đẩy” khá mạnh để thúc đẩy tăng trưởng.

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Laguna Lăng Cô. Ảnh: Linh Giang

Đó là nguồn lực vốn đầu tư. Các dự án FDI đầu tư vào địa bàn Thừa Thiên Huế thường có quy mô vốn lớn. So với quy mô doanh nghiệp trong tỉnh thì có thể nói là cực lớn. Có những doanh nghiệp nhiều triệu đến hàng tỷ USD.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 2000 đến giữa năm 2018, Thừa Thiên Huế đã thu hút 96 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD, chiếm đến 54% tổng số vốn đăng ký của các dự án trên toàn tỉnh. FDI ngày càng đầu tư mạnh hơn vào Thừa Thiên Huế. Chỉ tính trong giai đoạn 2011-2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 42 dự án với tổng vốn đăng ký 1.679 triệu USD chiếm 71% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Chúng ta thường được nghe “ở đâu đó” những lời nói đại ý như thế này: Môi trường đầu tư ở Thừa Thiên Huế chưa tốt, tính cạnh tranh không cao… nhưng thực tế có phải vậy không? Theo tôi là chưa hẳn. Nhìn về dự án đăng ký đầu tư, chúng ta khó đoán định được đối với những dự án từ trong nước nhưng với nhà đầu tư nước ngoài thì có thể đoán định được. Sở dĩ nói như vậy là vì nhiều nhà đầu tư trong nước làm ăn “rất bầy hầy”. Hàng loạt dự án cấp phép đầu tư rồi nhưng không có năng lực đầu tư. Không ít dự án đầu tư nửa chừng rồi bỏ chạy. Đi vài ngã tư, ngã sáu ở TP. Huế, chúng ta không khó bắt gặp những dự án như vậy. Trên con đường ven biển từ Thuận An về Phú Thuận (Phú vang) thấy nhiều dự án du lịch đã xây dựng ước tính cả hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng bỏ dang dở thấy “xót ruột” cho đồng vốn của xã hội. Dọc biển Lăng Cô - Lộc Vĩnh (Phú Lộc) có không ít dự án xin cấp phép theo kiểu “xí phần”…

Nhưng đối với những nhà đầu tư nước ngoài thì khác. Nó chứng tỏ một năng lực và một quyết tâm đầu tư. Họ đầu tư bài bản và làm ăn dài hạn. Tôi còn nhớ cách đây chừng hơn hai mươi năm, Thừa Thiên Huế chỉ có một vài dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có dự án sản xuất bia HUDA và dự án sản xuất xi măng LUKSVAXI, thì nay họ vẫn tồn tại, phát triển và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Công nhân làm việc tại công ty Scavi Huế. Ảnh: Thanh Hương

Nay thì đã có thêm nhiều “ông lớn”, Laguna, Scavi, CP… chẳng hạn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, với 96 dự án thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 5,3 tỷ USD, Thừa Thiên Huế đứng thứ 22 so với cả nước trong thu hút đầu tư; xếp thứ 3 trong 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp thứ 6/17 của miền Trung -Tây Nguyên. 

Đến đây thì chúng ta thấy, Thừa Thiên Huế không phải là vùng đất thiếu sức hấp dẫn! Vấn đề là ai đến, đến với một nguồn lực ra sao, đến với một tinh thần làm ăn như thế nào…

Như đầu bài viết đã nói, FDI ngày càng quan trọng đối với Thừa Thiên Huế. Xét trên khía cạnh vốn là vậy. Còn những khía cạnh khác? Họ đã tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm. Họ mang đến một trình độ quản trị doanh nghiệp tiên tiến mà chúng ta có thể học hỏi. Và nữa, họ đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách. Năm 2018 chúng ta thu hơn 7.200 tỷ đồng ngân sách thì họ đóng góp hơn 2.000 tỷ đồng.

Và một điều đáng mừng khác, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mong muốn mở rộng qui mô dự án và làm ăn lâu dài với Thừa Thiên Huế. Trong tổng số hơn 95.000 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp (tính đến cuối 2018) thì vốn đầu tư nước ngoài đã là gần 62.000 tỷ đồng.

Cha ông ta bảo “đất lành chim đậu”. Khó có thể nói vùng đất này là vùng đất “không lành”!

LÊ NGUYỄN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top