ClockThứ Bảy, 06/05/2017 09:48

Gắn kết sản xuất với thị trường

TTH - Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra đối với các ngành nông nghiệp& phát triển nông thôn và công thương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, diễn ra ngày 4/5.

Thực ra câu chuyện nông, lâm thủy sản rớt giá không phải bây giờ mới xảy ra. Trước đó là chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đối với sản xuất lúa gạo, Chính phủ phải giải cứu bằng biện pháp hỗ trợ thu mua tích trữ lúa gạo. Tiếp đó là con cá tra lúc thì khan hiếm, lúc thì phải bán đổ bán tháo. Rồi chuyện người nông dân ứa nước mắt với cây dứa, chuối, hưa hấu, cà chua… Tình trạng này tiếp tục kéo dài không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cả nước.

Với những gì đang xảy ra đối với một số ngành, rõ ràng nền sản xuất của ta đang còn nhiều vấn đề bất cập từ công tác quản lý nhà nước đến việc quy hoạch; từ khâu sản xuất đến thị trường; giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Cụ thể ở đây là thiếu sự tổ chức, liên kết giữa sản xuất-chế biến- tiêu thụ. Ở mỗi khâu mạnh ai nấy làm. Khi thuận lợi, lợi nhuận chia đều cho các khâu. Khi gặp khó thị trường thì người gánh chịu chủ yếu lại là người trực tiếp sản xuất. Minh chứng rõ nhất nhất là khi giá thịt lợn hơi giá chỉ còn trên dưới 25 nghìn đồng/kg, người nuôi lỗ nặng, nhưng giá thịt đến tay người tiêu dùng vẫn giảm không đáng kể. Nhìn ở góc độ thị trường, nguyên nhân là do cung vượt cầu. Nhưng tại sao có chuyện cung vượt cầu và vượt như thế nào thì cần có phân tích, lý giải cụ thể. Đó công tác quy hoạch sản xuất, dự báo thị trường của cơ quan quản lý chưa tốt; người sản xuất, chăn nuôi còn nặng tính tự phát, sản xuất theo kiểu phong trào; chi phí sản xuất cao; khâu tổ chức tiêu thụ còn thả nổi…

Để tránh lặp lại tình trạng nông lâm thủy sản rớt giá đến mức người nông dân lao đao, rõ ràng cần tổ chức lại sản xuất với quy hoạch đồng bộ, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Bởi nói cho cùng, sản xuất tốt đến đâu mà không có đầu ra thì mọi kế hoạch đều phá sản, thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Để hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng  cần một khâu trung gian hợp lý, cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm. Mô hình liên kết giữa Công ty cổ phần CP với người nuôi lợn ở Phong Điền là một ví dụ. Người nuôi phải tuân thủ quy trình, sử dụng thức ăn, phòng chống dịch theo đúng yêu cầu của công ty và được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Cách liên kết này có thể lợi nhuận thấp hơn khi thị trường thuận lợi, nhưng đảm bảo an toàn cho người cho người nuôi khi thị trường biến động bất lợi. Đó là sự bảo hiểm chắc chắn cho người sản xuất, chăn nuôi.

Một vấn đề cũng cần xem xét, những giải pháp giải cứu thịt lợn thời gian qua của các ngành, các địa phương, đơn vị tuy chỉ mang tính tức thời, nhưng qua cách giải cứu có thể thấy khi giảm bớt khâu trung gian thì sản phẩm đến tay người tiêu dùng có giá hợp lý hơn và người sản xuất có được giá bán cao hơn. Như vậy, bài toán phân phối lưu thông phải được ngành công thương giải một cách hợp lý, không thể thả nổi thị trường cho tư thương.  Muốn làm được điều này cần phải xây dựng được chuỗi liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho cả người chăn nuôi lẫn người chế biến, phân phối và người  tiêu dùng.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Return to top