ClockChủ Nhật, 25/11/2018 19:38

Khi khai thác củi là một chỉ số thống kê

TTH - Nhìn ở một phương diện nào đó, khai thác củi cũng là một hoạt động kinh tế. Đã là hoạt động kinh tế sinh lợi thì nó được tính vào GRDP (Tổng sản phẩm nội địa của một địa phương).

GRDP ngành nông - lâm - ngư tăng gần 2,75%Hướng đến một chỉ sốGỡ nút thắt

Thế nhưng, khi nhìn vào con số này, cho chúng ta một cảm giác rất rõ ràng một nền sản xuất còn quá sức lạc hậu. Nếu tính ra giữa cái lợi thu được và sự tổn hại môi trường do “hoạt động kinh tế” này đem lại, chưa chắc cái lợi thu được nhiều hơn cái hại!

Hàng chục năm qua, hoạt động trồng rừng kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều tỉnh có địa hình đồi núi dốc, khó trồng những loại cây khác đưa lại giá trị kinh tế cao thì người dân tập trung trồng rừng. Các loại cây khi khai thác cung cấp nguyên liệu để sản xuất gỗ, giấy và một số mặt hàng khác được đẩy mạnh. Hoạt động lâm nghiệp này tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân nông thôn. Khai thác nguồn lực đất đai một cách hiệu quả hơn, tác động thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển. Và ở một mặt nào đó, cũng góp phần đáng kể và kim ngạch xuất khẩu của địa phương và quốc gia...

Tuy nhiên, mặt trái của nó là tạo ra nhiều phụ phẩm lâm nghiệp, trong đó có củi. Có lẽ vì nó tạo ra nhiều giá trị nên sản lượng khai thác củi là một chỉ số thống kê của nhiều tỉnh, nhất là những tỉnh có diện tích rừng trồng lớn. Ở tỉnh ta, mỗi năm “thu lượm” củi cả hàng hàng trăm ngàn ster. Xin được nêu con số thống kê vài tháng gần đây. Ví dụ như tháng 7/2018 sản lượng củi khai thác đạt 21.217 ster; tháng 8/2018 là 19.026 ster… Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2018, sản lượng củi khai thác đạt 292.813 ster. Nếu như con số này tính chung cả nước thì sản lượng củi khai thác hàng năm có thể lên đến con số hàng chục triệu ster.

Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là tỉnh ta người dân sống ở khu vực nông thôn còn cao. Thậm chí là ở những vùng ven đô thị, thị trấn, thị tứ… mật độ dân cư còn thưa thớt, người dân vẫn còn dùng củi đun nấu và dùng vào một số hoạt động công nghiệp như nung gạch, nung để chế biến các sản phẩm đồng… Củi đã góp một phần giải quyết những nhu cầu này của người dân và cũng là để tiết kiệm chi phí. Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện tại, chúng ta cũng khó cưỡng lại được hoạt động này. Tuy nhiên để khai thác nguồn phụ phẩm từ hoạt động khai thác gỗ rừng trồng cũng là một bài toán đặt ra. Chúng ta chưa có phương thức nào khai thác các vùng đất đồi hiệu quả hơn việc trồng rừng khai thác gỗ phục vụ ngành chế biến gỗ thì buộc phải trồng rừng. Trồng rừng nhiều thì sinh ra phụ phẩm gỗ là củi nhiều; dùng củi nhiều cho các hoạt động đun nấu sẽ tác động ảnh hưởng đến môi trường khí hậu.

Trước đây, chúng ta đón nhận nhiều chương trình hỗ trợ trồng rừng của quốc tế. Chưa hẳn họ “thương mình” mà là chuyển hoạt động trồng rừng để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ!? Nó cũng giống như các ngành công nghiệp và các thiết bị máy móc thuộc thế hệ lạc hậu được chuyển đến các nước chậm phát triển. Sẽ đến một lúc nào đó, chúng ta cần phải giải bài toán này!?

Nhưng trước mắt, chúng ta phải tận dụng những phụ phẩm từ rừng trồng hiệu quả hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường hơn.

Trên thế giới thì không nói làm gì chứ ngay trong nước ta, đã có những đơn vị sản xuất ra máy xay vỏ gỗ tràm để cung cấp làm nguyên liệu cho một số hoạt động công nghiệp. Công ty CP Công đoàn giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) đã sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ vỏ cây nguyên liệu giấy là những gợi ý để chúng ta có thể làm một điều gì đó tốt hơn là cứ thu lượm cành cây rừng trồng về làm củi.

Trong kinh tế học, người ta đã đưa ra là “GDP bẩn”, tức là chỉ tiêu để thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng có những tác hại rất lớn đến môi trường. Đôi khi nếu tính đúng tính đủ những chi phí để khắc phục những tổn hại môi trường thì có khi không thấy tăng trưởng kinh tế. Có lẽ đây cũng là điều cần đáng suy nghĩ.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

TIN MỚI

Return to top