ClockThứ Sáu, 30/08/2019 14:10

Liên minh kinh tế tuần hoàn

TTH - Biến đổi khí hậu (BĐKH) và rác thải, trong đó có rác thải nhựa là hai vấn đề thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc xây dựng liên minh kinh tế tuần hoàn, liên minh các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng cùng hành động sẽ là giải pháp để Việt Nam đương đầu với những thách thức trên.

Dòng sông băng đầu tiên của Iceland biến mất do biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình DươngĐối mặt với biến đổi khí hậu, ASEAN cần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh

Mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua phân loại, tái chế tái sử dụng rác thải nhựa, giấy, vỏ lon... đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội

Theo thống kê của Uỷ ban châu Âu, đến năm 2018, ước tính có khoảng 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, trong đó khoảng 6,3 tỷ tấn trở thành rác thải. Mỗi năm có khoảng 1,8-12,7 tấn rác thải nhựa được thải ra biển. Theo Liên Hiệp Quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.

Là địa phương có 1.333.681 nhân khẩu thường trú, chưa kể người tạm trú và khách du lịch, bình quân mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thải ra khoảng 35 tấn rác thải nhựa. Với lượng phát sinh này, nếu được phân loại tái chế, tái sử dụng theo mô hình liên minh kinh tế tuần hoàn không chỉ góp phần giải bài toán ô nhiễm rác nhựa mà còn đem lại lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và xã hội một khi được tái chế.

Đại diện lãnh đạo Công ty CP Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế từng chia sẻ, hoạt động thêm lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, khách du lịch, ngoài khuyến khích sử dụng loại bịch 20 lít đựng nhiều lần, chai pet các loại vẫn còn được đơn vị sử dụng để đóng gói. Vì thế, giải pháp khả thi nhất để hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa", "Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần", bên cạnh sử dụng vật dụng thay thế sử dụng nhiều lần như bình thủy tinh, theo đại diện công ty cần hình thành liên minh kinh tế tuần hoàn; trong đó có sự liên kết từ phía đơn vị sử dụng trong việc thu hồi vỏ sản phẩm với các cơ sở trung gian và đơn vị tái chế, sản xuất.

Theo giới chuyên môn phân tích, lợi ích của kinh tế tuần hoàn chính là khôi phục và tái tạo để sản xuất các sản phẩm khác, qua đó tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì phụ thuộc, tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên, mua nguyên liệu thô và chi phí xử lý chất thải. Vì vậy, việc phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng tái sử dụng các phế liệu và rác thải được đánh giá là giải pháp có thể giúp các địa phương phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, giảm đáng kể lượng khí thải các bon.

Thời gian qua, nhiều nước đã áp dụng các quy định cấm hay chính sách hạn chế rác thải nhựa, đồng thời đẩy mạnh việc tái chế theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đơn cử như nước Úc triển khai Chương trình tái chế máy tính và tivi quốc gia, quy ước về vật liệu đóng gói; hay tiểu bang Nam Úc có Luật Ký gửi vỏ chai, đầu tư cho tái chế, xây đường bằng nhựa tái chế, thủy tinh...

Ở Việt Nam, vào khoảng giữa tháng 6/2019, 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì như: TH Group, Coca-Cola Việt Nam, La Vie, Nestle, Nutifood... đã bắt tay thành lập liên minh tái chế bao bì. Đây được cho là hướng đi đầy triển vọng, góp phần cải thiện môi trường Việt Nam thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn để mở rộng và phát triển có bài bản, hiệu quả hệ thống thu gom, tái chế ở các địa phương.

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, nhìn sâu xa, mô hình này giúp giảm ô nhiễm môi trường cho đại dương, đất đai, không khí, nguồn nước; giảm phát thải khí nhà kính do cắt giảm việc đốt xăng dầu hoặc các năng lượng khác để làm ra các sản phẩm nhựa mới; bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua tiết kiệm và tái sử dụng sản phẩm nhựa.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100% đại biểu

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 17/6, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đầu tư công; phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2024…

Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100 đại biểu
Phát triển kinh tế từ Festival Huế

Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Phát triển kinh tế từ Festival Huế
Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn
Return to top