ClockThứ Bảy, 26/09/2020 10:36

Nhiều sản phẩm ứng dụng từ nghiên cứu phòng trị bệnh cho tôm, cá

TTH.VN - Sáng 26/9, tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học (ĐH) Huế diễn ra Hội thảo khoa học của Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo sản phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Thương mại hóa kết quả nghiên cứuGắn nghiên cứu với chuyển giao cho doanh nghiệpThúc đẩy đào tạo và nghiên cứu từ hợp tác quốc tế

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện Trưởng Viện Công nghệ sinh học, ĐH Huế phát biểu tại hội thảo

Theo đại diện Viện Công nghệ sinh học, ĐH Huế, ngày 15/1/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định 154/QĐ-BGDĐT phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo sản phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” với 7 nhiệm vụ nghiên cứu và 1 nhiệm vụ quản lý do ĐH Huế là đơn vị chủ trì; Viện Công nghệ sinh học, ĐH Huế là đơn vị thực hiện.

Qua 2 năm triển khai, khắc phục các khó khăn ảnh hưởng do dịch COVID-19, đến nay, chương trình đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, đạt và vượt yêu cầu theo thuyết minh đặt ra. Đến thời điểm hiện nay, chương trình cho ra báo cáo hoàn chỉnh điều tra về tình hình nhiễm bệnh trên tôm, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, xuất bản được 5 bài báo quốc tế, trong đó có 3 bài trên danh mục ISI/Scopus; 10 bài báo trên các tạp chí uy tín trong nước, hỗ trợ hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh, đào tạo 4 thạc sĩ, 12 quy trình công nghệ và 6 sản phẩm ứng dụng.

Các sản phẩm ứng dụng ra đời từ các nghiên cứu là: “Kit chẩn đoán vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus”; “Kháng thể Vibfish phòng trị bệnh xuất huyết lở loét do vi khuẩn Vibrio gây ra ở cá”; “Chế phẩm Wesialla”; “Chế phẩm kháng thể phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm (Anti-AHPND)”; “HU-GANTOMIX thảo dược công nghệ mới, tăng cường chức gan tôm, cá” và “AHPND - multiplex PCR kit”.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ 12 báo cáo chuyên đề liên quan đến các nghiên cứu thuộc chương trình khoa học và công nghệ trên.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”

Đó là những chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, phụ trách đề án VinFast. Ông đang là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup. Theo ông, thế hệ trẻ đang sống trong giai đoạn nhiều cơ hội với trí tuệ nhân tạo (AI), là “thế giới phẳng”nhưng cũng là thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi người trẻ phải có sự thay đổi, có sự chuẩn bị, trang bị các kỹ năng để khi “cờ” đến tay mới có thể “phất” được.

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”
Thanh sắc Cố đô

Yêu những âm sắc thanh thoát nhẹ nhàng mà sâu lắng của giọng nói xứ Kinh kỳ, một nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Huế đã thực hiện dự án sách nói hoàn toàn bằng giọng Huế. “Thanh sắc Cố đô” chính là món quà mà những bạn trẻ này muốn dành tặng các em khiếm thị tại địa phương cũng như khắp mọi miền đất nước.

Thanh sắc Cố đô
Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

Chiều 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54
Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

TIN MỚI

Return to top