ClockThứ Năm, 21/03/2024 20:50

Tìm giải pháp để thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

TTH.VN - Ngày 21/3, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế tổ chức bootcamp (khóa huấn luyện) với chủ đề “Mô hình thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ” trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoàiQuản lý thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệThu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin Bộ chỉ số PII: Chỉ rõ điểm mạnh - yếu về đổi mới sáng tạo của từng địa phươngĐầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệTriển khai, phát động Giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế lần thứ I - năm 2024

 Chuyên gia chia sẻ về các giải pháp để thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

Tham gia huấn luyện là các chuyên gia hàng đầu trong nước về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp đã thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ thanh công… Đối tượng tham gia khóa huấn luyện là các nhà nghiên cứu và cộng sự có sản phẩm khoa học công nghệ tiềm năng, sáng lập viên các dự án khởi nghiệp.

Tại khóa huấn luận, các chuyên gia đánh giá, Thừa Thiên Huế nói chung và Đại học Huế nói riêng có đội ngũ các nhà khoa học rất lớn, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt các giải thưởng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ các đề tài được thương mại hóa lại còn ít, các đề tài chưa phát huy hết vai trò. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, địa phương, hay các đại học khác trong nước, việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ mang lại nguồn kinh tế rất lớn.

Khóa huấn luyện hướng đến mục tiêu cung cấp cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cá nhân quan tâm kiến thức, kỹ năng cần thiết về các mô hình thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tăng số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu

Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2030, Thừa Thiên Huế tập trung tận dụng tiềm năng tài nguyên bản địa kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để hình thành các sản phẩm dược liệu chủ lực, có sức cạnh tranh cao.

Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu
“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”

Đó là chia sẻ của Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hồ Đăng Khoa trong cuộc trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần liên quan đến các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”
Cơ hội quảng bá sản phẩm truyền thống Huế

Đầu tháng 8/2024, UBND TP. Huế tổ chức không gian sáng tạo, trải nghiệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), đặc sản, ẩm thực truyền thống Huế tại khu vực Phố đêm Hoàng thành, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, mua sắm.

Cơ hội quảng bá sản phẩm truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top