ClockChủ Nhật, 03/09/2017 05:32

Xử lý nước nuôi tôm bằng công nghệ điện hóa - siêu âm

TTH - Một giải pháp nuôi tôm bền vững được nhóm nghiên cứu Trường đại học Khoa học- Đại học Huế phối hợp với Công ty CP Huetronics chuyển giao kết quả nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ điện hóa- siêu âm để xử lý nước ao nuôi tôm” tại một số vùng nuôi ở Phong Điền đã được kiểm nghiệm và áp dụng thành công, mở ra hướng mới trong việc khử trùng, cải thiện môi trường nước cho nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.000ha diện tích nuôi tôm, tập trung ở các địa phương ven biển và vùng đầm phá. Trong 6 tháng đầu năm 2017, diện tích nuôi tôm khoảng gần 3.000ha, trong đó diện tích tôm sú khoảng 2.500ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 500ha và một diện tích khá lớn được nuôi theo hình thức xen ghép.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang xảy ra ngày càng phức tạp ở nhiều nơi. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi; các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi, các chất hữu cơ, cặn bã… tồn đọng không được xử lý làm hình thành các vi sinh vật gây bệnh. Do đó, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng có xu hướng giảm, môi trường bị ô nhiễm.

Thời gian qua, để xử lý môi trường ao nuôi, nhiều hộ nuôi tôm sử dụng các hóa chất để khử trùng nước như chlorine, lodin, thuốc tím, formaline… kết hợp bổ sung vi sinh, cho ăn kháng sinh trong quá trình nuôi, song giải pháp này không đem lại hiệu quả triệt để, dễ làm suy thoái môi trường và gây hiện tượng nhờn thuốc của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Trường đại học Khoa học- Đại học Huế đã thực hiện ý tưởng chuyển hóa mật độ bọt khí của dung dịch điện hóa anolyte (hay còn được gọi là nước oxy hóa điện ly) thành vi bọt khí (nanobubbles) bằng cách cho nổ tung bọt khí sau điện hóa sử dụng siêu âm công suất. Nhờ đó, hiệu suất diệt khuẩn của dung dịch vi bọt khí được điều chế bằng phương pháp này tăng lên đáng kể. Đây là phương pháp mới và đã được Công ty CP Huetronics triển khai chế tạo thành thiết bị xử lý nước với công suất lớn trong nuôi trồng thủy sản qua việc cấp nước vào ao hoặc cấp nước tuần hoàn trong suốt vụ nuôi mà không dùng bất kỳ sản phẩm diệt khuẩn nào trong suốt vụ nuôi.

Qua nghiên cứu và ứng dụng thực tế, dung dịch vi bọt khí nanobubble được điều chế từ hệ thống điện hóa- siêu âm có nhiều tính năng ưu việt: khả năng diệt nhanh các loại vi khuẩn, vi rút, nấm mốc trong thời gian tiếp xúc ngắn nhưng không bị nhờn thuốc sau một thời gian dài sử dụng; xử lý môi trường nước mặn, lợ bị ô nhiễm do vi khuẩn, tảo, các độc tố đạt hiệu quả cao; quy trình sản xuất đơn giản, giá thành rẻ, thân thiện với môi trường.

Cụ thể, đối với hệ thống xử lý nước tuần hoàn sử dụng công nghệ điện hóa- siêu âm trong nuôi tôm tại xã Điền Hương (Phong Điền) đã giúp quản lý môi trường nước rất tốt trong suốt quá trình ương nuôi (32 ngày) và nuôi ngoài với trọng lượng phát triển tốt, đạt trung bình 0,7gram/con (giai đoạn ương) và 13,5 gram/con (giai đoạn nuôi thương phẩm), tỷ lệ sống đạt khoảng 80%.

Công nghệ này còn giúp hạn chế xả thải ra môi trường, sản phẩm tôm thu được đảm bảo sạch, không có dư lượng kháng sinh, chi phí nuôi thấp hơn. Theo nhóm nghiên cứu, nếu con giống chuẩn, không bị lỗi, việc ứng dụng giải pháp này sẽ đem lại tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 90%.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

TIN MỚI

Return to top