ClockThứ Bảy, 04/03/2017 06:06

Ngư dân được vay đến 100 triệu đồng với lãi suất chỉ 1%

TTH - Đó là chính sách ưu đãi để khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển (SCMTB) được phổ biến tại hội nghị triển khai Quyết định 12/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khôi phục SCMTB diễn ra vào sáng 3/3 tại UBND thị trấn Thuận An (Phú Vang) do Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức, với sự tham gia đông đảo cán bộ, ngư dân hai huyện Phú Vang và Phú Lộc.

Quyết định 12/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn quy định chính sách đối với người lao động có nhu cầu sẽ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. Người dân được ưu tiên tham gia các dự án, hoạt động thực hiện các chính sách việc làm liên quan đến khôi phục SCMTB. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận các đối tượng lao động bị ảnh hưởng SCMTB vào làm việc (cam kết sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên) sẽ được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp...

Tại hội nghị, các chuyên gia còn trình bày về những ưu điểm của tàu vật liệu mới- composite để ngư dân tham khảo, lựa chọn đóng mới nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đánh bắt xa bờ.

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Return to top