ClockThứ Ba, 14/09/2021 09:27

Kiện toàn Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc BCĐ phòng, chống dịch COVID-19

Đảm bảo lưu thông hàng hóaKhông để “nghẽn” hàng hóa

Ảnh minh họa: Nguyễn Quân

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã ký Quyết định 91/QĐ-BCĐ kiện toàn Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban Chỉ đạo.

Theo Quyết định, Trưởng Tiểu ban là đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Các Phó Trưởng Tiểu ban gồm Bộ trưởng các Bộ: Công Thương (Thường trực); Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các Ủy viên là Thứ trưởng các Bộ: Công Thương; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Y tế và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của Tiểu ban.

Chức năng, nhiệm vụ của Tiểu ban là tham mưu cho Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống địch COVID-19 triển khai chỉ đạo việc bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top