ClockThứ Hai, 18/07/2022 05:55

Hỗ trợ lãi suất 2%: Không hạ chuẩn, đảm bảo công khai và minh bạch

TTH - Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2% cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 đã khó. Song, việc tổ chức triển khai thực hiện, giải ngân vốn đúng đối tượng thụ hưởng còn khó hơn.

Áp lực lạm phát đẩy lãi suất, tỷ giá tăngĐảm bảo đúng đối tượng trong hỗ trợ lãi suấtHỗ trợ lãi suất: Ngân hàng và doanh nghiệp phải nhìn cùng một hướngKhông để trục lợi chính sách hỗ trợ lãi suấtBắt đối tượng cho vay hơn 3,9 tỷ đồng, lãi suất “cắt cổ”

Khách hàng giao dịch tại một ngân hàng ở Thừa Thiên Huế

Cấp bù lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước

Dư luận thường gọi chương trình HTLS hay cấp bù lãi suất là gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng (thực tế là 347.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 15 tỷ USD) để nâng cao năng lực của hệ thống y tế, kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Trong số này, có gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước (NSNN) để hỗ trợ DN, HTX, HKD 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM), thực hiện trong 2 năm.

Để triển khai gói hỗ trợ này, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với các bộ, ngành, NHTM nghiên cứu xây dựng nghị định hướng dẫn. Sau nhiều cuộc họp, ngày 20/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định (NĐ) 31/2022 về HTLS từ NSNN đối với khoản vay của DN, HTX, HKD. Cùng ngày, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư (TT) 03/2022/TT-NHNN để hướng dẫn NHTM thực hiện NĐ31.

Tại hội nghị trực tuyến triển khai NĐ31 được tổ chức ngày 6/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, chính sách này không mới. Chúng ta đã từng triển khai hơn 10 năm trước, nhưng khi đó không sử dụng NSNN để giảm lãi suất. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước không thể dùng chỉ đạo hành chính để chỉ đạo các NHTM (hoạt động theo thị trường) giảm lãi suất.

Không để lặp lại “vết xe đổ” hơn 10 năm trước

Qua tìm hiểu, một số NHTM tỏ ra dè dặt đối với gói HTLS 2% vì lo ngại đi vào “vết xe đổ” của hơn chục năm trước, được xem là bài học bởi đến nay vẫn còn ngân hàng chưa quyết toán được.

Theo lãnh đạo Agribank, các NHTM e ngại khi thực hiện cho vay theo gói HTLS 2% chính là khâu kiểm toán và quyết toán. Bởi khi thực hiện, cơ quan kiểm toán Nhà nước sẽ vào để kiểm toán con số chính thức. Trong khi đó, khách hàng cho vay, NHTM thực hiện đúng theo như quy định hướng dẫn TT39 của NHNN; nhưng khi kiểm toán thì yêu cầu rất nhiều nội dung, trong đó có những nội dung mà các NHTM không thể làm được.

Đại diện một NHTM cổ phần phân tích: Trước hết, đối tượng phải cụ thể và chính xác. Bởi số dư nợ, số khách hàng đáp ứng được yêu cầu để được hưởng HTLS 2% theo NĐ31 là không lớn. Nhưng vì đối tượng quy định quá chặt chẽ, nếu không cẩn thận thì sẽ không tiêu hết gói ngân sách hỗ trợ này, mục tiêu sẽ không đạt được. Theo vị này, NHNN đã có TT01, và TT03 sửa đổi quy định về hỗ trợ cho các khách hàng là DN bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Điều này cũng có nghĩa là những khách hàng này đã được cơ cấu lại các nhóm nợ và không thuộc nhóm đối tượng HTLS này. Các khoản giải ngân lại phải trước 1/8/2021. Như vậy, các đối tượng này đáng lẽ phải được hỗ trợ để phục hồi sản xuất thì lần này họ lại không được hưởng gói HTLS 2%, trong khi đây là nhóm đối tượng chiếm đa số và cần được tiếp tục hỗ trợ.

Có ngân hàng cho rằng, NĐ31 chưa quy định cụ thể về khái niệm đối tượng khách hàng nợ quá hạn (NQH). Đại diện ngân hàng này dẫn chứng: Quy định về khách hàng NQH sẽ có 2 vấn đề: thứ nhất, các khách hàng trả nợ trong vòng 10 ngày kể từ ngày đáo hạn trả nợ thì không bị chuyển sang nợ nhóm 2. Nhưng ở đây, NĐ31 lại chỉ dùng chung khái niệm là NQH, vậy nên hiểu theo nghĩa này thì những khách hàng bị trả nợ chậm vài ngày, nhưng chưa quá 10 ngày thì có nằm trong nhóm đối tượng được HTLS hay không? Nếu khách hàng trong kỳ đó đã trả hết nợ, kỳ kế tiếp mới được hỗ trợ thì kỳ kế tiếp là kỳ trả nợ gần nhất hay là kỳ trả nợ xấu gần nhất? NHNN cần làm rõ, nếu không sẽ hỗ trợ nhầm, hỗ trợ thừa.

Thứ nữa, đó là khâu giám sát, kiểm tra, đánh giá khách hàng sử dụng vốn theo gói HTLS 2%. Điều này cần được thực hiện chặt chẽ, bởi nếu không đúng mục đích, dòng tiền chảy không đúng địa chỉ thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất vốn, NSNN cũng chịu thiệt hại…

Theo NHNN Thừa Thiên Huế, quy định tại Điều 4 NĐ31, điều kiện được HTLS 2%/năm đối với DN, HTX, HKD là phải có đề nghị được HTLS, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản vay được HTLS là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/1/2022 đến 31/12/2023. Đối tượng chưa được HTLS từ NSNN theo các chính sách khác và sử dụng vốn đúng mục đích. Một trong những nguyên tắc HTLS là không hạ chuẩn cho vay; chỉ khi nào khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật mới được tiếp cận nguồn vốn này.

Bài, ảnh: BẠCH QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Răng sứ 800K liệu có đảm bảo an toàn và chất lượng không?

Giá bọc răng sứ 800K thường là chủ đề gây tranh cãi về hiệu quả và chất lượng của dịch vụ đem lại. Nhiều người cũng cảnh báo rằng bọc răng sứ giá rẻ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy thực hư như thế nào, đọc bài viết sau để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Răng sứ 800K liệu có đảm bảo an toàn và chất lượng không
Động lực từ công khai, minh bạch

Bằng cách công khai, minh bạch, thực chất, trách nhiệm…, UBND phường Xuân Phú, TP. Huế tạo đồng thuận thống nhất trong dân, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn phường.

Động lực từ công khai, minh bạch
"Định vị bản thân"

Là nội dung khóa đào tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức sáng 18/5.

Định vị bản thân
Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với dự án “Sáng kiến Một sức khỏe” (OHI) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) đã triển khai biện pháp tích cực nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thịt lợn tại các chợ và lò mổ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ
Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông nên để đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), trật tự an toàn giao thông (ATGT), đặc biệt là tại các địa điểm tham quan du lịch, tụ điểm đông người, chợ truyền thống…, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế cùng với lực lượng đô thị, công an các phường xã triển khai nhiều giải pháp, thường xuyên ra quân lập lại TTĐT nhằm trả lại “đường thông, hè thoáng”, đảm bảo TTĐT, ATGT trên địa bàn.

Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm
Return to top