ClockThứ Năm, 29/04/2021 08:19

Kim ngạch nhập khẩu gia tăng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất là cơ cấu hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Việt Nam nhập siêu 1,31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4Giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vữngViệt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của ModernaXuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2021

Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể tạo nên kết quả xuất khẩu tích cực. Tuy nhiên theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nếu nhìn vào từng ngành cụ thể cho thấy kết quả có sự khác biệt. Cụ thể như những mặt hàng điện tử, hàng điện gia dụng và đồ gỗ nội thất…là những mặt hàng đang hưởng lợi cũng như có tác động tương đối tích cực do nhu cầu tăng cao ở thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong khi đó, ngành hàng dệt may, da giày khó khăn còn rất lớn, đặc biệt là tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở nguồn cung mà ngay trong cả các chuỗi vận hành chuỗi hoạt động logitics. “Điều đó cho thấy, tăng trưởng xuất nhập khẩu chung trong đó có nhóm ngành hàng công nghiệp đang có sự khác biệt, cần xem xét kỹ và có hỗ trợ kịp thời cho những ngành hàng bị tác động lớn bởi dịch bệnh”, ông Hải nói.

Nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hỗ trợ. Ảnh minh họa: KT

Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD, song nhập siêu cũng gia tăng khá mạnh. Nguyên do là với sự phục hồi của sản xuất cũng như của thị trường, các nhóm hàng nguyên liệu cần thiết, đặc biệt là phục vụ cho các ngành hàng như đồ gỗ, nhựa, dệt may, da giày và linh kiện điên tử, linh kiện cho đồ điện gia dụng…vẫn đang là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.

Phân tích về điều này, ông Hải cho rằng, Việt Nam nhập khẩu cơ bản vẫn là những mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho các ngành hàng xuất khẩu và điều này thể hiện sự cân bằng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về cơ cấu, mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất vẫn là cơ cấu hợp lý để Việt Nam có thể tiếp tục khuyến khích DN đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Tuy nhiên ông Hải cũng khuyến cáo, hoạt động thương mại trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bất ổn đến từ các biến động về mặt chính trị xã hội cho đến dịch bệnh, thiên tai, môi trường. Bởi vậy, việc nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là một yếu tố hết sức thiết yếu đối với các DN.

“Từ bài học của dịch Covid-19, các DN cũng cần phải lên phương án chủ động hơn nữa, toàn diện hơn trước những yếu tố bất ổn khác nhau để có thể giảm thiểu được thiệt hại cũng như vươn lên và nắm bắt được những cơ hội từ các yếu tố nguy cơ”, ông Hải cảnh báo.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top