ClockThứ Sáu, 14/05/2021 14:31

Sẽ lập tổ liên ngành giải quyết vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thành lập tổ công tác liên ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là ở các cửa khẩu biên giới.

Kinh tế nhiều nước có dấu hiệu khởi sắcSản xuất an toàn, truyền thông linh hoạtBám thực tiễn, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế5 điều cần biết về tình hình kinh tế toàn cầuBất bình đẳng vaccine gây rủi ro cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết như trên tại hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng 14/5.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình "giải cứu" nông sản Hải Dương. Ảnh tư liệu: Hải Yến/TTXVN

Từ kinh nghiệm năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các địa phương, nhất là các địa phương có vùng nguyên liệu lớn sắp cho thu hoạch có phương án kế hoạch cụ thể hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để đẩy nhanh tiêu thụ nông sản tránh việc ứ đọng hàng hóa cục bộ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao có thông tin kịp thời về thị trường tiêu thụ và những điều chỉnh mới trong các chính sách nhập khẩu ở các nước để trong nước chủ động thích ứng, nhất là trong diễn biến dịch COVID-19.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc có những biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời cũng như cùng phối hợp hỗ trợ tạo thuận lợi nhất để thúc đẩy thương mại hàng hóa; có thể thành lập đường dây nóng tại cửa khẩu Nam Ninh để kịp thời giải quyết những khó khăn khi phát sinh.

Việt Nam có nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch, nhất là phải đối mặt với dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhiều sản phẩm nông sản hiện đang vào mùa vụ thu hoạch và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính như vải, nhãn, thanh long... có nguy cơ gây áp lực thông hàng hóa để đưa lên các tỉnh biên giới xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Trong khi đó, hệ thống logistics kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản còn hạn chế.

Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên, với số lượng kho lạnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Qua các đợt dịch tại Việt Nam, các địa phương đã chủ động và có các sáng kiến để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu vừa đảm bảo phòng, tránh dịch bệnh COVID-19 như: thành lập đội lái xe trung chuyển chuyên biệt để thông quan nông sản, hàng hóa tại cửa khẩu; tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để nới rộng thời gian thông quan; khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm tình hình và giãn đưa hàng về cửa khẩu, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường sắt.

Tuy nhiên, tình trạng dư cung hoặc giá giảm sâu đối với một số nông sản vụ Đông trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua tại một số địa phương là bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế vận hành kết nối địa phương với địa phương nhằm tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ổn định và chủ động.

Trước vụ vải thiều 2021 đang đến, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay, các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng liên ngành, các địa phương trồng vải và các tỉnh biên giới cần xây dựng và thực hiện nhiều phương án tiêu thụ cho các tình huống để sẵn sàng ứng phó.

Sản lượng vải thiều năm 2021 tại 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên ước đạt 250.000 tấn; thời gian thu hoạch trà vải sớm từ đầu tháng 5 đến ngày 10/6, trà chính vụ từ ngày 10/6 đến 20/7/2021. Sản lượng vải thiều tiêu thụ qua xuất khẩu chiếm khoảng 50% và tập trung chủ yếu xuất quả tươi sang thị trường Trung Quốc.

Là một địa phương có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải trong từng bối cảnh diễn biến dịch COVID-19. Theo đó, tỉnh cũng đã kết nối với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị và các trang thương mại điện tử để tiêu thụ vải. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, cấp huyện trong việc hướng dẫn lập hồ sơ xác nhận các lô hàng vải quả đảm bảo an toàn dịch bệnh để tiêu thụ trong và ngoài nước.

Ông Phan Thế Tuấn đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật cử cán bộ hỗ trợ trong việc kiểm dịch để xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản. Bộ Công Thương kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, chợ đầu mối... vào cuộc tiêu thụ vải; tăng cường đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu. Tỉnh cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao quan tâm, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải quả và đảm bảo yêu cầu về cách ly.

Theo ông Phan Thế Tuấn, các địa phương cũng cần sớm công bố các điều kiện xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông và đề nghị các địa phương tạo điều kiện trong vận chuyển hàng hóa. Còn Bắc Giang đảm bảo hàng hóa lưu thông an toàn dịch bệnh.

Về vấn đề lưu thông hàng hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Thành Công cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện để thương nhân sau khi tiêu thụ vải ở Bắc Giang có thể về Sơn La tiêu thụ nhãn cũng như các nông sản khác trong tình hình dịch.

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính các loại nông sản của Việt Nam; trong đó, có vải thiều, nhãn, thanh long. Để giảm áp lực lưu thông hàng hóa đưa lên các các tỉnh biên giới xuất khẩu sang thị trường này cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi về thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc.

Ông Phan Văn Chinh cho rằng, việc điều phối hàng hóa giữa các địa phương, các doanh nghiệp với các tỉnh biên giới để xuất khẩu sang Trung Quốc là vấn đề cần phải giải quyết. Việc tổ chức kết nối cũng như phối hợp giữa các bộ, ngành để làm sao điều tiết được lượng hàng đưa lên cửa khẩu, tránh thiệt hại. Bởi, nếu đưa lên mà để chờ lâu quá thì sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top