ClockChủ Nhật, 07/11/2021 12:26

Đề phòng các đợt rét kéo dài ở Nam Đông, A Lưới

TTH.VN - Từ ngày 8 đến 10/11 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa dự báo cả đợt phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm.

Phát triển đàn gia súc sau ảnh hưởng thiên taiQuảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bátKhó khăn giữ rừng mùa mưa lũSớm khắc phục các công trình hư hỏng sau mưa lũAn toàn thi công mùa bão, lũ

Các địa phương miền núi cần có phương án bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong đợt mưa rét tới

Ngày 7/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có thông báo cảnh báo, ứng phó với không khí lạnh tăng cường và mưa to diện rộng đến các địa phương, chủ hồ đập.

Theo đó, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh có cường độ mạnh và đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh dần nên từ ngày 8 đến 10/11, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa dự báo cả đợt phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, mưa to diện rộng, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương thông báo cho các phương tiện tàu, thuyền biết về diễn biến xấu của thời tiết chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp. Quản lý chặt chẽ số ghe thuyền bãi ngang ven biển.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo các địa phương có phương án bảo vệ, chống rét, chuẩn bị thức ăn cho các đàn gia súc, gia cầm đề phòng các đợt rét kéo dài, nhất là các địa phương thuộc miền núi huyện Nam Đông và A Lưới.

Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên, người lao động; khơi thông dòng chảy; bố trí biển báo, hướng dẫn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dở dang.

Các địa phương rà soát phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven biển, cửa sông, ven sông ven sông suối, các vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, và hướng dẫn người dân đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉ thị số 40: Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới

Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện A Lưới đã có những chuyển biến, góp phần quan trọng đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo.

Chỉ thị số 40 Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Return to top