ClockThứ Ba, 06/04/2021 07:45

Bình Tiến gỡ khó để phát triển

TTH - Xã Bình Tiến (TX.Hương Trà) có hơn 5.900 nhân khẩu, sinh sống tại 10 thôn, diện tích trải rộng trên 140km2. Sau hơn một năm sáp nhập, hiện Bình Tiến không còn nhà tạm, hộ nghèo giảm còn 3,2% và đời sống người dân đang từng bước đi lên.

HĐND xã Bình Tiến tổ chức kỳ họp lần thứ nhấtCông bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Bình Tiến

Xã Bình Tiến phấn đấu để đạt chuẩn nông thôn mới

Nắm bắt tâm tư

Xã Bình Tiến được sáp nhập từ xã Hồng Tiến và xã Bình Điền. Trước khi sáp nhập, về kinh tế, xã Hồng Tiến phần lớn dựa vào trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ; Bình Điền lại có mô hình phát triển đa dạng: dịch vụ - du lịch, ngành nghề, vận tải, chăn nuôi… Khác biệt về cơ cấu kinh tế, văn hoá - xã hội và các tập quán truyền thống phần nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xã mới.

Một cái khó khác là vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương sau sáp nhập. Chủ tịch UBND xã Bình Tiến, ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ: Trước đây, cán bộ dôi dư khá nhiều. Sau sáp nhập, xã có 8 lãnh đạo, cán bộ phải tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước thời hạn; chuyển công tác 3 người. Hiện, địa phương còn dư 3 cán bộ và đang tìm cách sắp xếp công việc phù hợp. Chúng tôi động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho anh em trên tinh thần bàn bạc tập thể để tháo gỡ cũng như tính toán phương án sắp xếp, sớm ổn định công tác, đảm bảo an sinh xã hội.

“Thực tế, khi hai đơn vị nhập một, bà con Hồng Tiến được quan tâm nhiều hơn, từ các chế độ chính sách đến hỗ trợ của các chương trình. Quan điểm của Đảng uỷ, chính quyền địa phương là ưu tiên bà con đồng bào dân tộc thiểu số trước, chủ yếu tập trung ở xã Hồng Tiến cũ”, Bí thư Đảng uỷ xã Bình Tiến Hoàng Trọng Chiến cho hay.

Không chỉ tuyên truyền, vận động, lãnh đạo xã tăng cường tiếp xúc, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Thôn nào có vấn đề “tư tưởng”, Bí thư Đảng ủy xã đều đến giải quyết ngay; nhờ đó, đã đáp ứng phần lớn mong đợi của bà con. Đến nay, ý thức trách nhiệm, sự đồng thuận của người dân rất cao. Người dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, tham gia hội họp đông đủ.

Ông Nguyễn Văn Cao, cán bộ hưu trí xã Hồng Tiến nhìn nhận: Trước đây, nghe tin xã sáp nhập, bà con mừng nhưng vẫn lo. Lo vì Hồng Tiến là xã đặc thù, khi nhập với Bình Điền, có giữ được truyền thống của xã Anh hùng. Lo các phong tục tập quán, yếu tố lịch sử của mỗi địa phương có mai một? Nhưng nay, chúng tôi yên tâm, tin tưởng Hồng Tiến sẽ có điều kiện vươn mình.

Đến thời điểm này, còn một số bà con chưa thoả mãn, xã tiếp tục làm công tác tuyên truyền. “Chúng tôi xác định, thay đổi tư tưởng không thể trong ngày một ngày hai, nhất là một số cá nhân lớn tuổi. Điều này cần sự thể hiện trong mỗi việc làm của lãnh đạo xã, nói là làm, có vậy, bà con mới tin tưởng”, người đứng đầu UBND xã khẳng định.

Động lực mới cho phát triển

Địa phương phấn đấu giúp đỡ những hộ thoát nghèo không để tái nghèo bằng cách ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ cho những đối tượng này. Cụ thể, xã xây dựng phương án cho thuê đất với giá 0 đồng cho những hộ nghèo, khó khăn, bà con dân tộc thiểu số nhằm giúp họ phát triển kinh tế.

“Trước đó, các tổ chức như lâm trường, Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Hương, Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Bồ đã giao một số diện tích đất cho xã (một số có quyết định, một số chưa) nên chúng tôi đang chờ tỉnh có quyết định thu hồi, giao đất cho thị xã, thị xã mới giao về địa phương. Dự kiến, tổng diện tích đất từ các lâm trường giao cho Bình Tiến quản lý khoảng hơn 410 ha”, ông Kiên thông tin.

Hiện, địa phương triển khai xây dựng đề án, thuê đơn vị tư vấn để đo đạc, kiểm tra diện tích đất thực tế, thành lập đoàn công tác làm việc với các đơn vị có đất rừng liên quan. Xã cũng tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội, các công trình hạ tầng thiết yếu, nâng cấp hệ thống giao thông, nâng chất về chợ, thuỷ lợi, trạm y tế, điện, nước sạch. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích xây dựng các trang trại nuôi trồng quy mô, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền xã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo để phát huy hiệu qủa bộ máy. Tuyên truyền đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin tưởng đời sống kinh tế của Bình Tiến sẽ có những bước phát triển xứng với vai trò, vị thế là trung tâm của vùng gò đồi Hương Trà”, Bí thư Đảng uỷ xã Bình Tiến nói.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Phú Vang:
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9 %

Chiều 9/5,Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo bền vững (GNBV) huyện Phú Vang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian qua, việc giải ngân vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia GNBV và triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top