ClockThứ Hai, 17/04/2017 14:52

Mua sắm trực tuyến: Tiện lợi nhưng phải cảnh giác

Mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến nhưng vẫn còn nhiều rủi ro cần được ngăn ngừa và xử lý bằng chính ý thức của người tiêu dùng.

Mua sắm trực tuyến có nhiều ưu điểm và đang được khuyến khích phát triển tại Việt Nam do những đặc điểm nổi trội, giúp tiết kiệm chi phí cũng như nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm tốt trong mua sắm cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 cũng như quý I/2017 của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thông qua hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên.

Tỷ lệ người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong những năm qua

Có thể thấy, các vấn đề điển hình trong các giao dịch thường được người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại với cơ quan chức năng là bên bán giao sai sản phẩm so với quảng cáo, thời gian giao hàng chậm hoặc giao hàng kém chất lượng, sai nguồn gốc nhưng không thu hồi; sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web…

Đặc biệt, trong các giao dịch cá nhân thông qua mạng xã hội còn tồn tại rất nhiều rủi ro. Nhưng đáng tiếc là trong một số trường hợp phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không thể liên hệ được với cá nhân qua điện thoại hoặc địa chỉ được cung cấp. Tỷ lệ người tiêu dùng mua phải sản phẩm bị cấm, sản phẩm bị thu hồi khi mua sắm tại sàn thương mại điện tử luôn cao hơn so với các sản phẩm cùng loại được giới thiệu và  bán trang web của các công ty.

Từ thực tế trên có thể thấy, bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử ở Việt Nam còn tồn tại một vấn đề rất lớn đó là quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng tin theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay. 

Cách nào để hạn chế rủi ro?

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, để giải quyết những tồn tại hạn chế của mua sắm trực tuyến, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chủ động của người tiêu dùng trong việc tìm hiểu, nâng cao nhận thức được nhìn nhận đóng vai trò rất quan trọng.

Cụ thể, với thực trạng mua hàng trực tuyến còn nhiều điểm hạn chế như hiện nay, người tiêu dùng cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về hình thức mua sắm này bằng việc chỉ nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…).

Trước khi thực hiện giao dịch, người mua hàng trực tuyến cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận…Sau đó, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi đặt mua.

Những thông tin người tiêu dùng có thể tìm kiếm trên internet như nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

Đặc biệt, người tiêu dùng cần cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng.

Trong các giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng cần cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ, có quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn nhưng lại yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.

Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với những thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty. Trên thực tế, phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã bỏ ra.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh cũng cảnh báo người dùng luôn luôn phải cảnh giác với hình thức thông báo trúng thưởng cũng như bên cung cấp yêu cầu người tiêu dùng phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để khách đến Huế không lo về giá

Khách đi du lịch thường có nhu cầu kết hợp mua sắm tại các điểm đến. Ở Huế, những ngôi chợ truyền thống và nổi tiếng không chỉ là địa chỉ mua sắm yêu thích mà còn là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi khách đến Huế. Điều quan trọng mà khách mong muốn là không bị… chặt chém về giá.

Để khách đến Huế không lo về giá
Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Dù chưa hết thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5) nhưng theo ghi nhận, học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã hoàn tất việc đăng ký. Các trường cũng giao cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổ hỗ trợ hướng dẫn học sinh trong quá trình đăng ký dự thi.

Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Tại Phiên họp thứ tư của Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến diễn ra sáng 3/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị tiên phong đề nghị kết nối Hệ thống thông tin của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID
Đăng ký thi thử trực tuyến trên hệ thống

Từ ngày 24-28/4, các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh đã triển khai cho học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi. Đây là một bước quan trọng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đăng ký thi thử trực tuyến trên hệ thống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top