ClockChủ Nhật, 02/09/2018 06:42

Đột phá cho đô thị xanh

TTH - Dự án Phát triển Đô thị loại II (Đô thị xanh) sẽ giúp đô thị Huế hoàn chỉnh hơn về hạ tầng giao thông, thân thiện hơn với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiều công viên được chỉnh trangChỉnh trang đô thị Huế: Còn nhiều việc phải làm

sông Như Ý sẽ được đầu tư chỉnh trang. Ảnh: Hà Nguyên

Nhiều hạng mục lớn

Phòng chống ngập lụt và vệ sinh môi trường, phát triển hệ thống giao thông là những nội dung chính trong chương trình Dự án Phát triển đô thị loại II (gọi tắt DA) do Sở KH&ĐT làm chủ đầu tư, đang được xây dựng và triển khai trên địa bàn tỉnh. Đây là DA do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ và một phần là vốn vay của địa phương.

Đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế), đoạn từ Ngã ba Long Thọ đến Bãi bồi Lương Quán, là tuyến đường dân sinh quan trọng và cũng là tuyến chính trong các tour du lịch tại phường Thủy Biều nhưng lâu nay đã xuống cấp. Khi dự DA triển khai, toàn bộ đoạn đường này sẽ được chỉnh trang và thảm nhựa mới. Cùng với đường Bùi Thị Xuân, tuyến đường Huyền Trân Công Chúa cũng sẽ được chỉnh trang và làm mới nhiều hạng mục.

Tại Khu đô thị mới An Vân Dương (TX. Hương Thủy), nhiều điểm xanh, tuyến giao thông quan trọng cũng được ưu tiên lựa chọn đầu tư. Trong đó có các hạng mục như chỉnh trang cây xanh, vỉa hè, thoát nước và điện chiếu sáng tại các trục đường sinh thái trung tâm thuộc Khu đô thị mới An Vân Dương. Xây dựng công viên, cây xanh và quảng trường tại khu hành chính tập trung; đặc biệt, sẽ xây dựng mới một cây cầu qua sông Như Ý, kết nối Khu A và B của khu đô thị mới này.

Ông Nguyễn Trần Nhật Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý (BQL) Khu vực phát triển đô thị tỉnh thông tin, đơn vị hiện đang phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư DA để nhanh chóng triển khai các hạng mục trên địa bàn. “BQL là đơn vị phối hợp, đồng thời sau này, cũng sẽ tiếp quản quản lý các hạng mục sau đầu tư, do vậy chúng tôi đã phối hợp rất chặt chẽ, nhằm triển khai DA hiệu quả nhất”, ông Tuấn khẳng định.

Ở hợp phần về phòng chống ngập lụt và vệ sinh môi trường, DA sẽ ưu tiên nạo vét và làm mới một số đoạn kè sông trên địa bàn. Đó là 5 nhánh sông chính, như sông Kẻ Vạn, sông Lấp, sông An Hòa, sông Đông Ba, sông Như Ý và sông An Cựu. Những hạng mục này đã được ADB chấp thuận, sẽ giúp địa phương kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường, đảm bảo yếu tố quan trọng để xây dựng đô thị xanh như mục tiêu ban đầu.

Cùng với Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế đang triển khai thi công ở khu vực phía Nam TP. Huế, DA do ADB hỗ trợ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thoát nước và vỉa hè tại 4 phường nội thành với tổng cộng 16 tuyến đường được đầu tư chỉnh trang.

Huế luôn chú trọng quy hoạch cây xanh cho đô thị. Ảnh: Vy Đăng

Tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng 

Do đô thị hóa nhanh, hầu hết người dân sống tại các đô thị của Việt Nam đều đang đối mặt với những thách thức mới xuất hiện, về kinh tế - xã hội và cả môi trường. Để ứng phó với những hạn chế phức tạp trên, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mang tính chiến lược trong quy hoạch thành phố và xác định các hoạt động đầu tư hiệu quả. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng ADB đã cùng lựa chọn các TP. Huế, Hà Giang và Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để thí điểm phát triển những cấu phần xanh đặc trưng, trong cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố.

Đầu tháng 7 vừa qua, DA đã chính thức được ký kết giữa ADB và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Giang và Vĩnh Phúc, với tổng giá trị 223,87 triệu USD. Riêng ở Thừa Thiên Huế là 72,52 triệu USD, tương đương hơn 1.600 tỷ đồng.

Ông Lê Đình Khánh, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, cùng với Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế thì DA mà đơn vị đang triển khai được xem là DA lớn và phức tạp hiện nay. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thành việc lựa chọn 15 tiểu DA đầu tư, bao gồm 3 hợp phần dựa theo các tiêu chí về môi trường, giao thông, tăng cường năng lực và hỗ trợ DA và đã được phía ADB chấp thuận.

Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai DA hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường và tái định cư (TĐC). Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện DA là hơn 440.000m2, với hơn 2.200 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Trong đó, có khoảng 195 hộ gia đình ở các khu vực TP. Huế và TX. Hương Thủy bị ảnh hưởng trực tiếp, cần bố trí chỗ ở TĐC.

Phía chủ đầu tư DA cho biết, đã tổ chức buổi làm việc với các bên liên quan và thống nhất bố trí TĐC cho 101 hộ dân. Đối với các hộ phát sinh, dự kiến sẽ được bố trí tại khu vực TĐC Hương Sơ giai đoạn 4.

Sở KH&ĐT cũng kiến nghị UBND tỉnh sắp xếp, rà soát các quỹ đất phục vụ TĐC, nhằm thống nhất các vị trí TĐC cho DA; ban hành thông báo thu hồi đất, bồi thường GPMB theo quy định.

Mang lại lợi ích cho 116 nghìn hộ dân

Dự án Phát triển Đô thị loại II ở Thừa Thiên Huế có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, vệ sinh môi trường; từ đó nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy đầu tư sản xuất. Sau khi hiệp định cho DA được ký kết, khoản vay có hiệu lực, các địa phương sẽ tiến hành ngay công tác kiện toàn các ban quản lý DA, đồng thời phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế của ADB để chuẩn bị và thực hiện tốt các hạng mục, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Dự kiến DA sẽ hoàn thành vào tháng 12/2023, cải thiện các dịch vụ hạ tầng, mang lại lợi ích cho 116 nghìn hộ dân; trong đó có 6.100 hộ nghèo và cận nghèo của 3 địa phương tham gia.

Hà Khánh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư

TIN MỚI

Return to top