ClockThứ Tư, 28/04/2021 14:40

Không xem thường tính mạng

TTH - Theo đánh giá của ngành chức năng và một số địa phương tại hội nghị sơ kết trực tuyến toàn quốc về trật tự an toàn giao thông quý 1/2021 mới đây, gần 14 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện...đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ người tử vong, bị thương do chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Từ đó góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội do tai nạn giao thông gây ra.

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô, nhiều hành khách may mắn thoát nạnTruy tìm người đàn ông va chạm giao thông, bỏ trốn tại hiện trường

Một điểm bán mũ bảo hiểm giá rẻ trên vỉa hè ở TP. Huế

Đến nay đã gần 14 năm kể khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 32 quy định người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt buộc phải đội MBH. Dạo ấy, chuyện đội MBH được người dân bàn tán xôn xao, có ý kiến cho rằng tốn kém không cần thiết; đi đâu cũng lè kè MBH bên người; các cơ quan phải có chỗ để MBH...

Câu chuyện này có những lúc tưởng như không thể thực hiện thành công chính sách trên. Thế nhưng đến nay, việc đội MBH đã đi vào nề nếp, nhất là lợi ích thực sự của nó khi tham gia giao thông.

Mặt khác, quy định bắt buộc đội MBH còn giúp hình thành một thói quen văn hóa giao thông được đa số người dân đồng tình, tự giác thực hiện.

Một bác sĩ công tác tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế thời điểm Nghị định 32 của Chính phủ ra đời chia sẻ, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, mọi người đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đội MBH khi tham gia giao thông cũng là bảo vệ tính mạng của chính mình. Hậu quả của chấn thương sọ não rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu nạn nhân được cứu sống cũng để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động, học tập lâu dài về sau, nhất là đối với thanh, thiếu niên, trẻ em.

Đáng nói, bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, việc thực hiện quy định bắt buộc đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện vẫn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số nơi, một số thời điểm, người dân thực hiện chưa tốt, nhất là tại các tuyến đường giao thông nông thôn hoặc các tuyến đường đô thị vào dịp lễ, tết. Tình trạng học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện không đội MBH không khó bắt gặp trên các tuyến đường.

Điều đáng lo ngại hơn, hiện nay trên các hè phố xuất hiện nhiều gian hàng bán MBH giá rẻ. Mẫu mã phong phú, màu sắc đẹp giá chỉ từ 50-60 đồng/chiếc, thậm chí có chiếc chỉ 30-40 nghìn đồng, bằng 1/4 giá MBH có tem kiểm định của cơ quan chức năng. Với mức giá ấy, hẳn một điều rằng, MBH đó không đạt chuẩn, kém chất lượng nhưng rất nhiều người mua. Điều này đồng nghĩa với việc không ít người vẫn xem việc đội MBH khi tham gia giao thông để đối phó lực lượng chức năng, chưa ý thức cần phải đội MBH đạt chuẩn để bảo vệ mình nếu không may gặp tai nạn giao thông.

Chính ý thức chấp hành các quy định pháp luật chưa cao dẫn đến chủ quan, dễ dãi trong lựa chọn MBH theo xu hướng chỉ quan tâm giá rẻ chứ không quan trọng chất lượng có đạt chuẩn theo quy định, có đảm bảo an toàn hay không. Việc này tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh MBH giả, kém chất lượng còn “đất” sống khi “cung” vẫn gặp “cầu”.

Để nâng cao hiệu quả quy định bắt buộc đội MBH đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện khi tham gia giao thông, ngoài sự tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm của ngành chức năng đối với các vi phạm không đội MBH hoặc đội MBH không đạt chuẩn, thì ngành Quản lý thị trường cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở, điểm sản xuất, kinh doanh MBH giả, nhái kém chất lượng.

Việc kiểm tra, xử lý cần thường xuyên, liên tục, chứ không chỉ thực hiện theo chiến dịch để rồi "đá ném ao bèo".

Quan trọng hơn nữa vẫn là tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu để mọi người dân hiểu tác hại của việc không đội MBH và đội MBH giả, kém chất lượng khi tham gia giao thông. Không nên ham mua MBH giá rẻ mà phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí xem thường tính mạng của chính mình.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm vui đời thường

Nhà có ba anh em thì anh trai cả và tôi đều sinh sống và làm việc ở tỉnh xa. May mà có vợ chồng cô em út làm nhà ngay trong vườn, sát cạnh nhà cha mẹ đã già yếu, đỡ đần sớm hôm lúc các cụ trái gió trở trời. Để phần nào “bù đắp” về việc mình không thể thường xuyên chăm sóc được cha mẹ, thời gian qua, lần nào về quê tôi thường đến siêu thị gần nhà, tranh thủ mua những loại thức ăn tốt cho sức khỏe của người già, cất vào tủ lạnh để cha mẹ dùng dần. Đồng thời, xin số điện thoại của nhân viên siêu thị, kết bạn zalo. Siêu thị có dịch vụ ship hàng tận nhà cho khách. Các bạn nhân viên cũng nhiệt tình tư vấn (gửi kèm hình ảnh qua zalo) nên dù ở xa, tôi vẫn có thể dễ dàng chọn lựa những loại trái cây tươi ngon cho cha mẹ.

Niềm vui đời thường
Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc

Nhiều năm qua, giao thông tại các cửa ngõ vào TP. Huế rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt hướng phía tây thuộc Quốc lộ (QL) 49A nối trung tâm thành phố vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn thường xuyên ùn tắc cần phải sớm mở rộng.

Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi

TIN MỚI

Return to top