ClockThứ Năm, 04/07/2019 14:40

Kỹ thuật in 3-D giúp tái tạo thành công tượng cổ bị ISIS phá hủy

TTH.VN - Bức tượng của một con sư tử đang gầm thét, có kích thước bằng một ổ bánh mì, là thành công mới nhất trong công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa hậu chiến tranh, xung đột.

Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vữngUAE kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ các di sản văn hoá trong xung độtUNESCO tổ chức họp bàn về bảo vệ và khôi phục các di sản của IraqDi sản văn hóa thế giới ở Syria bị tàn phá nghiêm trọng

Bản sao của bức tượng Lion of Mosul được tái tạo bằng kỹ thuật in 3-D. Ảnh: AP

Tác phẩm điêu khắc này là một bản sao của một bức tượng khổng lồ 3.000 năm tuổi tại Đền thờ Ishtar ở Nimrud (hiện nay là Iraq). Bức tượng đá là một trong nhiều cổ vật từ Bảo tàng Mosul bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phá hủy sau khi chúng tràn vào chiếm đóng thành phố vào năm 2014.

Bản sao của bức tượng Lion of Mosul, được nhóm Rekrei mô phỏng từ những bức ảnh thu thập của công chúng khi họ tham quan Bảo tàng Mosul trước đây, và in bằng kỹ thuật 3-D trong khuôn khổ dự án văn hóa và nghệ thuật kỹ thuật số của Google. Nhóm “Rekrei” (Quốc tế ngữ có nghĩa là “tái tạo”) hiện phát triển hơn từ sau vụ phá hủy Bảo tàng Mosul và hỗ trợ thu thập các dữ liệu hình ảnh của các di sản đang bị đe dọa của thế giới.

Bức tượng sư tử này đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia London trong một cuộc triển lãm mang tên “Những gì còn sót lại” (What remains) nhằm mục đích giúp công chúng hiểu cách mà chiến tranh đã tàn phá các công trình văn hóa của xã hội như thế nào và những nỗ lực khéo léo và phi thường để bảo tồn nó hiện nay.

Chance Coughenour, nhà khảo cổ học kỹ thuật số thuộc dự án văn hóa và nghệ thuật kỹ thuật số của Google, cho biết triển lãm “nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ - theo cả nghĩa về bảo tồn văn hóa bằng kỹ thuật số và kể lại những câu chuyện văn hóa tuyệt vời này theo những cách mới hấp dẫn hơn”.

Triển lãm cũng minh họa một sự thật nghiệt ngã: Văn hóa từ lâu đã là một nạn nhân của xung đột. Bảo tàng, tượng đài và thậm chí cả âm nhạc thường bị các chiến binh cố tình nhắm đến để tiêu diệt.

Triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 5/7.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP và Google Arts & Culture)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
Công bố poster chính thức Festival Huế 2024

Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 6, từ ngày 7 đến 12/6 tới. Poster lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạ tiết cung đình được phục hồi trên công trình điện Kiến Trung, Đại Nội, Huế.

Công bố poster chính thức Festival Huế 2024
WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng
Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Ngày 6/1, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia thành phố Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Cựu quân tình nguyện Mặt trận 479 khu vực Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024).

Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

TIN MỚI

Return to top