ClockThứ Bảy, 03/12/2016 14:30

UAE kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ các di sản văn hoá trong xung đột

TTH.VN - Trong hội nghị thượng đỉnh về Di sản Văn hoá được tổ chức ở Abu Dhabi, năm nhà hoạt động đoạt giải Nobel ngày hôm qua lên tiếng kêu gọi thế giới cần có hành động khẩn cấp để bảo vệ các di sản cổ đại trong xung đột.

Di sản văn hóa thế giới ở Syria bị tàn phá nghiêm trọngUNESCO nhóm họp trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoanUNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóaLHQ: Biến đổi khí hậu đe dọa đến chất lượng du lịch ở các khu di sảnUNESCO ký kết thoả thuận bảo tồn di sản thế giới với Iraq

Một hội nghị về bảo vệ cổ vật của LHQ . Ảnh: Times 

Pháp và UAE đang dẫn đầu nỗ lực tạo ra một nguồn quỹ có ngân sách 100 triệu USD để bảo vệ và phục hồi cho các cổ vật đang rơi vào tình trạng bị đe dọa từ những kẻ cực đoan và các cuộc chiến.

Trong những năm gần đây, nhiều di tích lịch sử ở Syria, Mali và Iraq đã bị tàn phá và tiêu huỷ bởi những chiến binh Hồi giáo. Một số di tích khác ở Syria và Yemen cũng bị hư hại do pháo kích và tên lửa.

"Một phần của lịch sử của chúng ta đã mất đi mãi mãi, với sự cuồng tín rằng sẽ làm suy yếu niềm hy vọng cho tương lai", 5 nhà đoạt giải Nobel bao gồm nữ lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf và tác giả Orhan Pamuk và Mario Vargas Llosa đồng loạt cảnh báo, kêu gọi phải có "hành động khẩn cấp" để thay đổi tình hình hiện tại.

55 trên tổng số 1.052 di sản được công nhận bởi tổ chức văn hóa của LHQ Unesco đang được xếp vào loại "nguy hiểm".

BBC dẫn lời cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang nói rằng, nguồn quỹ nói trên sẽ giúp trang trải các chi phí vận chuyển, bảo vệ và phục hồi các di tích và di vật bị ảnh hưởng và cho biết Pháp sẽ đóng góp 30 triệu USD cho quỹ.

 Một chiến binh IS đang tàn phá di tích Nỉmud. Ảnh: IS video

Đại diện của khoảng 40 quốc gia, trong đó có hơn 10 nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ - bao gồm Tổng thống Pháp Francois Hollande - dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc họp.

Theo liệt kê của UNESCO, động đất, ô nhiễm và nạn săn trộm là một trong những mối đe dọa đến các cổ vật. Tuy nhiên, sự phá hoại cố ý của những kẻ cực đoan IS mới là mối lo ngại lớn nhất.

Thành phố cổ Palmyra ở Syria, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ nhất - thế kỷ thứ 2, những lăng mộ Hồi giáo và nhà thờ Hồi giáo của Timbuktu ở Mali, và di tích 3.000 năm tuổi còn lại của thành phố Assyria của Nimrud, nằm trong số các di sản bị phá hủy và hư hỏng do IS.

Bên cạnh đó, nhiều tòa nhà trong thành phố cổ ở thủ đô Sanaa của Yemen cũng bị hư hại bởi cuộc chiến giữa liên minh do Ả Rập dẫn đầu - trong đó bao gồm UAE - và phiến quân Houthi, hay như năm 2001, các chiến binh Taliban đã phá hủy tượng Phật khổng lồ Bamiyan ở Afghanistan.

Tố Quyên (Lược dịch từ BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top