ClockThứ Sáu, 18/11/2016 06:23

LHQ: Kiềm chế sự nóng lên toàn cầu có thể bảo vệ nền kinh tế thế giới

TTH.VN - Hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C - một mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, sẽ giúp tránh được thiệt hại kinh tế lên đến 12 nghìn tỷ vào năm 2050, tương đương khoảng 10% GDP thế giới, so với đà tăng 3 độ C theo tình hình hiện nay, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết.

Địa Trung Hải ấm lên nhanh chóng, sa mạc có thể lan rộng ở châu ÂuViệt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trời

Cần nhiều hành động phù hợp để kiềm chế sự nóng lên toàn cầu . Ảnh: Reuters                             

Theo báo cáo của nhóm hơn 40 quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C vẫn có thể thực hiện được.

"Mức 1,5 độ C là lời kêu gọi chủ chốt của các quốc gia dễ bị tổn thương bởi vì chỉ ở mức đó mới có thể bảo vệ sự sống còn của con người và môi trường của chúng ta", Bộ trưởng Môi trường của Ethiopia - Kare Debassa nhấn mạnh tại cuộc đàm phán khí hậu của LHQ (COP22) đang diễn ra tại Marocco.

Để đáp ứng được mục tiêu đó đòi hỏi phải cắt giảm lượng khí thải carbon xuống bằng 0 vào năm 2050 và nhanh chóng chuyển đổi sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực năng lượng, nghiên cứu chỉ rõ.

Nếu quá trình chuyển đổi đó xảy ra, nó sẽ tạo ra thêm 68% số lượng việc làm liên quan đến năng lượng vào năm 2030, và giúp cung cấp năng lượng sạch cho 1,1 tỉ người đang thiếu điện, mang lại lợi ích phát triển rất lớn, nghiên cứu chi biết thêm.

Hiệp định khí hậu Paris, đến nay đã được phê chuẩn bởi 110 quốc gia, cam kết sẽ giữ sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nỗ lực để đạt được giới hạn thấp hơn là 1,5 độ C.

"Đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển, khi sự ấm lên toàn cầu được hạn chế ở mức 1,5 độ C, thiệt hại do môi trường càng thấp bao nhiêu thì cơ hội phát triển kinh tế càng tăng bấy nhiêu", Michiel Schaeffer, đồng giám đốc của Viện khoa học khí hậu Phân tích Khí hậu và đồng biên tập của báo cáo cho biết.

"Trong trường hợp không có các hành động khí hậu, những cơ hội trên sẽ giảm đáng kể vào những năm 2040", ông nói thêm.

Báo cáo của Chương trình Phát triển LHQ cũng cho thấy, việc giữ sự gia tăng nhiệt độ trung bình ở giới hạn thấp hơn cho phép thế giới bảo tồn được ít nhất 10% các rạn san hô, so với khi tăng 2 độ C - mức tăng mà hầu như tất cả san hô đều biến mất.

Nếu hiện tượng ấm lên được giữ ở mức dưới 1,5 độ, thiệt hại cho các loại cây trồng chính như lúa mì ở một số vùng châu Phi và Trung Mỹ cũng sẽ giảm từ 10%-15% vào năm 2050 so với ở mức 2 độ.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & USnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top