ClockThứ Sáu, 05/03/2021 10:39

Mặc áo dài đi thăm di tích

TTH.VN - Một cách nghĩ, một cách làm, một cách khuyến khích… rất hay! Nói một cách văn hoa là “một mũi tên trúng nhiều đích”.

Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3“Phải lòng” SalzburgTruy tìm tung tích tử thi nổi trên sông HươngOlympic tiếng Anh & chiếc áo dài làm nên ấn tượngViết tiếp câu chuyện về áo dài HuếÁo dài trong cuộc sống đương đại

Du khách mặc áo dài đi tham quan Đại Nội Huế trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu

Ấy là chuyện tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định không thu tiền vé cho những ai đi thăm các di tích Huế trong các ngày từ 6 - 8/3. Nhưng không “cho không” mà có điều kiện - mặc áo dài.

Một điều kiện quá dễ cho người thực hiện và cũng có lợi cho người thực hiện. Nhìn vào thời gian, chúng ta thấy đây là dịp ngày Quốc tế phụ nữ. Ngày Quốc tế phụ nữ mà phụ nữ mặc áo dài truyền thống thì quá hay. Thời gian gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cũng đã “khởi xướng” chuyện nam mặc áo dài truyền thống. Tuy có “lời ra tiếng vào” nhưng muốn nói rằng, chuyện nam mặc áo dài cũng không phải là chuyện mới. Từ sau tết đến nay thời tiết Huế rất đẹp. Nếu mặc áo dài cũng không vướng bận gì.

Mặc áo dài truyền thống vừa đẹp, vừa hay… lại vừa được tiền (khỏi mua vé di tích). Biết đâu chuyện này lại kích thích cho nhiều người đi thăm di tích Huế, thế là có thêm một cái lợi nữa là thoải mái tinh thần, hiểu biết thêm về văn hóa hoặc nếu biết rồi thì đây cũng là một dịp ngắm lại, ôn lại… thì cũng chỉ có được chứ chẳng mất mát gì. Nói tóm lại là rất nhiều cái lợi về mặt cá nhân.

Thế về mặt xã hội thì tỉnh có cái lợi gì?

Trước hết đây là một cách vận động, một cách làm để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng Huế - Kinh đô áo dài. Họ có kinh đô ánh sáng; xứ sở sương mù; đất nước chùa tháp; xứ sở ngàn hoa; đất nước mặt trời mọc… Thế thì ta có: Kinh đô áo dài, Kinh đô ẩm thực, cũng là có cái riêng biệt để tự hào. Những thứ này Huế đã có nền tảng, giờ là lúc bắt tay thực hiện cho nên có nhiều điều thuận lợi.

Một cái lợi khác là góp phần quảng bá thương hiệu Huế. Huế là một thương hiệu lớn có nhiều giá trị đặc trưng. Giờ lại thêm những giá trị khác để “khoe” ra với thiên hạ. Thế thì có thêm nhiều người biết đến Huế, quan tâm đến Huế… mà đến thăm. Thế thì Huế lại thu thêm được nhiều tiền: tiền lưu trú, tiền ăn uống, tiền vui chơi giải trí, tiền đi lại, mua sắm… Rồi từ đây lại tác động cho nhiều hoạt động kinh tế khác phát triển. Thế là lợi đủ đường rồi còn gì!?

Cho nên mạo muội nói rằng: “một mũi tên trúng nhiều đích” là vậy!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

TIN MỚI

Return to top