ClockChủ Nhật, 22/03/2015 02:35

Mạch nguồn chảy mãi

TTH - 40 năm qua đi, chiến tranh, bom đạn đã lùi vào dĩ vãng nhưng tinh thần yêu nước, cống hiến, hy sinh tuổi thanh xuân của các chị, các mẹ trong kháng chiến ngày ấy vẫn được thế hệ hôm nay ghi nhớ và tiếp nối…

Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đọc thư khen của Bác Hồ. (Ảnh tư liệu)

Ký ức thời hoa lửa

Nhân dịp Hội LHPN tỉnh tổ chức cuộc gặp mặt nữ cựu chiến binh, nữ thanh niên xung phong từng tham gia trong kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi có dịp gặp gỡ những phụ nữ từng một thời anh dũng cầm súng đánh trả những tiểu đoàn lính Mỹ được trang bị hiện đại… Họ giờ đã tuổi cao sức yếu, nhưng khi nói về những năm tháng từng tham gia kháng chiến, lòng tự hào vẫn hiện rõ qua từng lời kể.
Cô Hoàng Thị Nở, một trong những chiến sĩ của Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương kể: “Được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch, các chị đã nghiên cứu địa bàn cả tháng trời, thông thạo từng đường đi, lối rẽ để có thể dẫn bộ đội bằng những con đường an toàn nhất. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, tải thương các chị vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc. Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phố phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch. Hy sinh, mất mát nhưng 11 cô gái Sông Hương kiên cường bám trận địa không lùi một bước. Giặc Mỹ nhiều phen chao đảo trước những đòn đánh của các chị. Riêng trận đánh đêm 11 rạng sáng 12/2/1968, Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đã cầm cự, đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ với nhiều xe bọc thép và máy bay yểm trợ, diệt 120 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí …
Dù đã ở tuổi 70, bà Nguyễn Thị Hường, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà (lúc đó là cán bộ cách mạng nằm vùng tại Hương Trà) vẫn nhớ như in những lần vào tận sào huyệt của địch thăm dò tình hình. Bà nhớ lại, lớn lên trong không khí cách mạng, ba mẹ đều tham gia kháng chiến nên ngay từ nhỏ bà đã được giác ngộ. 18 tuổi, bà đã đăng ký đi bộ đội nhưng lại được lệnh ở lại xã Hương Xuân hoạt động bí mật. Vừa hoạt động bí mật bà vừa vận động thanh niên, phụ nữ trong vùng tham gia hoạt động cách mạng, nuôi giấu cán bộ. Bà bị địch bắt trong trận chiến Phước Yên (Quảng Điền) năm 1968. Trải qua 6 năm trong tù, chịu nhiều hình thức tra tấn dã man, với tần suất hai ngày một lần tra tấn của địch, nhưng bà không khai nửa lời. Không những thế, bà cùng các chị em khác trong tù tuyệt thực phản đối chiến tranh; tranh thủ dạy nhau học chữ... Năm 1972, bà được trao trả tự do và tiếp tục tham gia cách mạng.
Tiếp nối truyền thống
Tinh thần anh dũng kiên trung của các chị, các mẹ trong thời hoa lửa được lớp lớp thế hệ phụ nữ hôm nay tiếp nối như mạch nguồn chưa bao giờ cạn, nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Trên 45% lực lượng lao động nữ trên địa bàn tỉnh hiện nay có mặt trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Các chị không ngừng vươn lên rèn luyện làm theo gương Bác, tạo dựng hình ảnh mới của người phụ nữ Việt Nam: “Tự tin, tự trong, trung hậu, đảm đang”. Nhiều chị đã khẳng định năng lực công tác, phẩm chất chính trị đảm nhận nhiều cương vị lãnh đạo quản lý. Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của nữ cán bộ, công nhân, viên chức, tận tụy hoàn thành nhiệm vụ được giao, chăm lo gia đình hạnh phúc. Hàng năm có 80-85% nữ cán bộ, công nhân, viên chức lao động được công nhận danh hiệu “2 giỏi” ở các cấp công đoàn. Điển hình có chị Lư Thị Bích Thủy, cán bộ Trung tâm Di tích Cố đô Huế tự nghiên cứu học tập phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống máy bộ đàm trang bị ở các điểm di tích trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phục vụ tốt các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn của tỉnh.
Chị em phụ nữ ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp kiên trì, mạnh dạn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế. Tiêu biểu có chị Hồ Thị Lan, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền chăn nuôi gần 100 con heo thịt, heo nái, 300 con gà theo hướng gia trại… cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Chị Lê Thị Bán (Lộc Trì, Phú Lộc) mạnh dạn đầu tư đóng hai chiếc tàu trên 2 tỷ đồng, động viên chồng con ra khơi bám biển vừa mang lại thu nhập cho gia đình 400-500 triệu đồng mỗi năm, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chị Hồ Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Hương đã thành công trong việc đưa mè xửng Thiên Hương đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài
Không chỉ phụ nữ đồng bằng, chị em đồng bào dân tộc thiếu số phát huy truyền thống không ngừng học tập nâng cao trình độ, từng bước thay đổi tập quán canh tác đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho gia đình và xã hội.
Chiến tranh đã lùi xa, thế hệ phụ nữ cống hiến tuổi xuân trong chiến tranh nay, người còn người mất, nhưng thế hệ phụ nữ hôm nay vẫn đang bền bỉ tiếp nổi mạnh nguồn của các chị, các mẹ đi trước sẵn sàng lao động sản xuất chiến đấu trên mọi mặt trận với những tiêu chí mới của thời kỳ phát triển hợp tác và hội nhập.
Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Return to top