ClockThứ Sáu, 18/04/2014 13:48

Một "nhịp cầu" của Festival

TTH - Vui, ý nghĩa và tự hào khi được góp sức trẻ của mình cho ngày hội lớn của Huế là cảm nhận chung của các tình nguyện viên tham gia phục vụ festival Huế 2014.

Tôi gặp nhóm tình nguyện S5 tại sân khấu tây Thái Hòa khi các bạn đang phục vụ cho đêm diễn nghệ thuật của đoàn ca múa nhạc Bông Sen và đoàn nghệ thuật đến từ đất nước Braxin. Nhóm được chia ra làm hai tốp, một tốp hướng dẫn khách đi vào sân khấu, tốp còn lại phụ giúp ban tổ chức bưng bê nhạc cụ, trực phòng trang phục, thiết kế cho diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật… Câu chuyện giữa tôi và các tình nguyện viên (TNV) vẫn bị đứt quãng liên tục bởi nhiều du khách tới hỏi đường đến các chương trình trong Đại nội. Phạm Minh Trí, trưởng nhóm tâm sự: “Khách đông lại phải phụ giúp sân khấu nên tụi em phải làm việc liên tục”. Đây là năm thứ 3 Trí tham gia tình nguyện nên em bố trí công việc cho các bạn trong nhóm khá chuyên nghiệp “tùy sân khấu lớn, sân khấu nhỏ mà bố trí các thành viên cho phù hợp để hướng nào tình nguyện đứng, hỗ trợ kịp thời cho du khách cũng như ban tổ chức”.

Các tình nguyện viên tham gia trang trí sân khấu cho lễ hội áo dài

Hồ Nguyễn Bảo Trân sinh viên năm 1, Trường đại học Y dược Huế hào hứng: “Các lần festival trước em chỉ làm khán giả, lần này, được tham gia vào vòng quay lễ hội, được chứng kiến tận mắt những sân khấu lung linh, tinh thần làm việc cật lực của những người trong ban tổ chức em càng thấy yêu Huế, tự hào về thành phố của mình hơn và thấy may mắn khi mình được góp chút công sức vào lễ hội lớn”. Nói về những kỷ niệm khó quên Trân chia sẻ: “Trong lần tham gia soát vé tại lễ hội áo dài em, tình cờ em nghe một vị khách người Nhật hỏi người bên cạnh về một số địa chỉ du lịch mà ông có thế khám phá thêm về Huế, nhưng ông không nhận được câu trả lời vì người ông hỏi không biết tiếng Nhật, thấy vậy em tới gần và vận dụng tối đa vốn tiếng Nhật từ thời phổ thông của mình cộng với tiếng Anh đã giới thiệu được cho khách một số địa điểm thông qua bản đồ du lịch như: các lăng tẩm, các chùa... và cảm thấy rất vui sau lời cảm ơn của vị khách đó”, Trân chia sẻ.

Không chỉ Trân mà đó là cảm nhận chung của rất nhiều tình nguyện viên khi nói về công việc của mình, nhiều em đi học về, mua ổ mì rồi chạy tới nơi mình làm luôn, trong lúc chờ đợi các em tranh thủ giao lưu, trò chuyện hay chụp ảnh với nghệ sĩ. Trời nóng, lại phải di chuyển nhiều, gương mặt ướt đẫm mồ hôi, nhưng Nguyễn Thị Ngọc Hằng quê Quảng Bình, sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại ngữ vẫn luôn tươi cười, nhanh tay thắp nến, cắm hoa sen chuẩn bị sân khấu cho lễ hội áo dài, Hằng nói: Mệt nhưng vui và thú vị lắm chị ạ, nhiều nhà thiết kế, nhiều người mẫu trước đây em chỉ biết và thấy trên ti vi như hoa hậu Ngọc Hân, nhà thiết kế Minh Hạnh, Quang Nhật... thì lần này lại được đứng với họ trên cùng một sân khấu, em cảm thấy rất vui và có chút tự hào”. 
Cũng tình nguyện, nhưng với các bạn ở đội liên lạc viên, đòi hỏi trình độ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Mỗi liên lạc viên được phân công phiên dịch cho một đoàn nghệ thuật của một quốc gia, công việc chính của họ là làm cầu nối cho các đoàn nghệ thuật với bộ phận âm thanh, ánh sáng trong các chương trình biểu biểu diễn hay các buổi tập luyện. Tuy nhiên, tại nhiều chương trình biểu diễn không có MC tiếng Anh, các liên lạc viên kiêm luôn cả vai trò MC. Gặp liên lạc viên Nguyễn Thị Thục Minh, học viên cao học Trường đại học Ngoại ngữ khi Minh đang phiên dịch cho đoàn nghệ thuật Singapo trong buổi tập luyện, Minh cho biết: “ Đây là lần thứ 2 em tham gia làm liên lạc viên cho festival, lần trước em được phiên dịch cho đoàn Ba Lan, lần này là Singapore. Qua đó em đã học hỏi được rất nhiều từ phong cách làm việc, văn hóa, con người của họ qua những lần trò chuyện, đồng thời em cũng đã có dịp giới thiệu cho khách những nét văn hóa đặc sắc của Huế cũng như của Việt Nam.
Ngô Hà Trung, thành viên ban điều hành tình nguyện festival cho biết: “Đội thanh niên tình nguyện phục vụ festival tham gia với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao từ hướng dẫn du khách cho đến tham gia trang trí sân khấu, hay những việc phát sinh đột xuất... và để đảm bảo chất lượng, ban điều hành đã tổ chức giao ban thường xuyên để nắm bắt tình hình, điều chỉnh kịp thời”.
Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thuỷ: Tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh

Sáng 21/4, Thị đoàn Hương Thủy phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh tổ chức chương trình truyền thông tư vấn hướng nghiệp, việc làm và định hướng đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm 2024 cho đoàn viên thanh niên, học sinh của các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn

Hương Thuỷ Tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top