ClockThứ Hai, 08/11/2021 16:33

Một số điểm ở đường đi bộ dọc sông Hương bị sạt lở

TTH.VN - Một số đoạn nằm dọc theo đường đi bộ phía bờ Bắc sông Hương sạt lở, lấn sâu vào mép đường. Trước tình hình đó, đơn vị quản lý đã cho đổ đất đá xuống để gia cố tạm thời, hạn chế tình trạng này tiếp diễn.

Tiếng đàn bên bờ sông HươngLao xe máy, rồ ga ở cung đường đi bộ dọc sông HươngChuẩn bị triển khai đường đi bộ nối dài ở bờ Nam sông HươngKết nối đường đi bộ ven sông Hương

Một đoạn sạt lở nghiêm trọng đã được rọ đá tạm thời để ngăn xâm lấn sâu vào bên trong

Theo ghi nhận, thời gian gần đây một số đoạn nằm dọc theo đường đi bộ bờ Bắc sông Hương, gần cầu Dã Viên có dấu hiệu sạt lở nặng, khiến khối lượng lớn đất trôi xuống dòng sông và ăn vào mép đường; ngoài ra còn tạo độ dốc trườn. Việc sạt lở, xâm lấn này đe doạ hệ thống đường đi bộ cũng như có nguy cơ lan rộng. Một số cây xanh nằm cạnh đó cũng có khả năng bị gãy đổ bất cứ lúc nào.

Để khắc phục tạm thời sự cố này, gần đây, đơn vị quản lý đã cho xe tải chở một khối lượng lớn đất đá đổ xuống nhằm gia cố, ngăn chặn tạm thời. Ngoài ra, những đoạn bị xâm lấn sâu vào phía dưới cũng được rọ đá thả xuống để hạn chế nguy cơ khác có thể xảy ra.

Nhiều người dân thường xuyên đi bộ trên tuyến đường này cho biết, một số điểm sạt lở đã xuất hiện từ trước đó. Tuy nhiên, những đợt mưa lũ gần đây đã khiến các điểm này trở nên nặng hơn, ăn sâu và đe dọa đến tuyến đường đi bộ. “Nên khắc phục sớm, nếu không sắp tới mưa lũ sẽ làm hư hỏng nặng hơn”, anh Nguyễn Văn Tấn, TP. Huế nói. 

Ông Hoàng Thiện, Trưởng Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng khu vực TP. Huế cho biết, đoạn dọc theo bờ Bắc sông Hương từ bến Me lên cầu Dã Viên đang được tiến hành các thủ tục để cho triển khai làm kè chống sạt lở. Tuy nhiên, trước sự sạt lở, tạo hàm ếch, đe doạ tuyến đường đi bộ, ban đã cho đổ đất đá, rọ đá tạm thời để chống sạt lở lan ra, đảm bảo an toàn tạm thời.

Theo ông Thiện, đến thời điểm này, các thủ tục để làm kè cho đoạn này cũng đã xong và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top