ClockThứ Tư, 16/03/2022 06:45

Nâng cấp hạ tầng, xây dựng thương hiệu cho chợ Đông Ba

TTH - Tái thiết, đầu tư nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa cũng như thay đổi thái độ phục vụ khách là những công việc đã và đang được Ban Quản lý (BQL) và tiểu thương chợ Đông Ba chung tay triển khai, với mong muốn khẳng định thương hiệu để thu hút khách.

Nâng cấp hạ tầng, tạo sức hút cho chợ Đông BaNhiều tiết mục đặc sắc tại đêm bế mạc "Chợ quê ngày hội"Đi chợ bằng App

BQL chợ Đông Ba và đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát để lập phương án nâng cấp, sửa chữa các hạng mục ở chợ Đông Ba

Xuống cấp, nhếch nhác

Là ngôi chợ có bề dày truyền thống, thương hiệu của TP. Huế nói riêng và cả tỉnh nói chung, từ lâu chợ Đông Ba trở thành điểm tham quan, mua sắm thu hút nhiều người dân và khách du lịch. Với gần 3.000 lô chính và rong bạ, chợ Đông Ba quy tụ nhiều chủng loại hàng hóa, từ đặc sản Huế, sản phẩm các vùng miền, hàng lưu niệm quà tặng, thực phẩm, trái cây, hoa màu…

Qua thời gian và chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn nên hiện hạ tầng chợ đã xuống cấp trầm trọng, nhiều khu vực thấm dột, rách nát; nhiều lô hàng bong tróc mái trần, hệ thống điện chằng chịt… ảnh hưởng đến mỹ quan xung quanh, đồng thời không an toàn cho tiểu thương và khách hàng khi đến chợ.

Theo tiểu thương Phạm Thị Hiền, chợ là ngôi nhà thứ hai của chị em tiểu thương, nơi tạo công ăn việc làm và nuôi các con ăn học nên mọi người đều mong muốn vun đắp, xây dựng chợ ngày càng văn minh, sạch đẹp để thu hút khách. Song, lâu nay chợ xuống cấp, thấm dột khắp nơi, mưa xuống là phải lấy xô, chậu để hứng. Diện tích các lô hàng nhỏ trong khi hàng hóa ngày càng nhiều nên nhiều hộ lấn chiếm lối đi để trưng dụng hàng hóa dẫn đến hè không thông, đường không thoáng nên khách ngại vào.

Bà Nguyễn Thị Kim Xuân, tiểu thương hàng lưu niệm kiến nghị, chợ Đông Ba không chỉ là nơi mua sắm của người dân Huế mà còn là điểm tham quan, mua sắm đặc sản Huế, hàng lưu niệm quà tặng dành cho khách du lịch nên ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ, thành phố nên chỉnh trang khu vực đường Chương Dương tạo thành nơi vui chơi, dừng chân của du khách trước và sau khi vào chợ mua sắm; BQL tăng cường lực lượng tuần tra nhằm ngăn chặn các tệ nạn cò mồi, cướp giật ảnh hưởng đến uy tín của chợ.

Hơn 10 tỷ đồng nâng cấp chợ

Trưởng BQL chợ Đông Ba, bà Hoàng Thị Như Thanh cho rằng, là ngôi chợ có bề dày truyền thống, là địa điểm tham quan mua sắm sầm uất của người dân và khách du lịch nên để xây dựng thương hiệu, nâng cấp chợ, thời gian qua, BQL đã nỗ lực trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm củng cố, tái thiết một số hạng mục, bố trí sắp xếp lại lô chợ; đội ngũ tiểu thương đã cố gắng thay đổi thái độ phục vụ, phát triển thêm các kênh bán hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khách du lịch.

Từ tháng 9/2021 đến nay, BQL đã vận động nguồn xã hội từ bà con tiểu thương để lắp đặt hệ thống camera, loa, làm bảng hiệu…, đồng thời vận động bà con thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Để đầu tư nâng cấp chợ, BQL đã lập đề án và thuê đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát, kiểm tra thực tế sân nền, hệ thống thoát nước, khu vực lầu chuông, mặt tiền chợ để lên phương án nâng cấp, sửa chữa theo hình thức cuốn chiếu. Dự kiến, đầu tháng 4/2022 sẽ triển khai sửa chữa khu vực mặt tiền, sau đó sẽ tiếp tục sửa chữa các khu vực như lầu chuông, cầu thang, nền chợ, hệ thống thoát nước… 

Cùng với việc nâng cấp, sửa chữa, BQL đã chấn chỉnh tình trạng đậu đỗ xe không đúng nơi quy định khu vực mặt tiền chợ; chỉnh trang tuyến đường Chương Dương và sắp xếp các hộ kinh doanh nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự đô thị khu vực xung quanh chợ. Đồng thời, vận động bà con thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hạn chế tình trạng thách giá, nhằm từng bước đưa chợ Đông Ba trở thành địa điểm mua sắm uy tín, chợ văn minh thương mại.

UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định cho rằng, là một trong những trung tâm mua sắm, giao thương quy mô lớn của tỉnh, lâu nay chợ Đông Ba trở thành niềm tự hào không chỉ với người dân Huế mà của những người Huế xa quê, của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, thành phố luôn quan tâm và đầu tư nguồn lực từng bước nâng cấp, chỉnh trang chợ. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư ngân sách, giao BQL triển khai phương án đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hạng mục hư hỏng, xuống cấp, sắp tới tiếp tục đầu tư nguồn lực, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ cùng với BQL nghiên cứu, đề xuất phương án hợp lý để từng bước hoàn thiện chợ, tạo điều kiện cho tiểu thương có nơi kinh doanh, mua bán khang trang, sạch đẹp

“Cùng với hạ tầng, BQL cần sắp xếp lại các gian hàng trong khuôn viên chợ, chỉnh trang khuôn viên, đồng thời phối hợp với Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế tổ chức các khóa đào tạo cho tiểu thương về phương thức kinh doanh trong thời đại mới, đào tạo kiến thức về thương mại điện tử để tiểu thương làm quen với cách thức bán hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của du khách nhằm xây dựng thương hiệu và tạo sức hút cho chợ Đông Ba”, ông Định nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top