Giáo dục Tin tức giáo dục
Nhiều ý kiến ĐBQH về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa
Trong buổi chất vấn sáng 8/6, nhiều đại biểu đặt câu hỏi và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa hiện nay.
Giá sách giáo khoa không phải mặt hàng nhà nước định giá mà được doanh nghiệp thực hiện. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)
Sáng 8/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và điều hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực tài chính.
Trong buổi chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa hiện nay.
Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Luật Giá sửa đổi
Nêu câu hỏi về giá sách giáo khoa khi doanh nghiệp được xác định giá và kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng giá sách giáo khoa là do Bộ Tài chính chứ không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Câu hỏi đặt ra là Bộ Tài chính có chia sẻ gì về vai trò trách nhiệm của thẩm định giá với sách giáo khoa?
Bấm nút tranh luận, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) cho hay hơn 2 năm về trước, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có kiến nghị Bộ Tài chính rà soát, đánh giá để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đại biểu đặt câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm và khi nào hoàn thành để người dân yên tâm trong bối cảnh sắp vào năm học mới?
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Đinh Thị Ngọc Dung đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Trả lời câu hỏi về vấn đề giá sách giáo khoa của các đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay giá sách giáo khoa không phải mặt hàng nhà nước định giá mà được doanh nghiệp thực hiện. Nhà nước chỉ thẩm định giá đối với những loại sách, sản phẩm mua bằng ngân sách Nhà nước còn mặt hàng này người mua sẽ lựa chọn mua chỗ nào tốt nhất, giá rẻ nhất với tinh thần niêm yết giá công khai, minh bạch.
Về ý kiến đưa sách giáo khoa vào bình ổn giá theo Luật Giá, theo ông Phớc, đưa vào hay không là thẩm quyền của Quốc hội còn việc đề xuất các bộ tham mưu cho Chính phủ, sau đó Chính phủ sẽ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Về Luật Giá, ông Phớc cho biết cơ quan này đang sửa đổi theo lộ trình các kỳ họp tới. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có trao đổi và thống nhất đề xuất Chính phủ đưa sách giáo khoa vào Luật Giá sửa đổi thời gian tới để Quốc hội xem xét quyết định.
Yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm chi phí
Giải trình thêm về vấn đề giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, ông đã có giải trình về vấn đề này.
“Thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Tài chính làm các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ, Quốc hội để có được giải pháp ổn định, lâu dài về giá sách giáo khoa. Bộ cũng đang tích cực soạn thông tư mới về quy cách, quy chuẩn của sách trong tình hình hiện nay và quy cách này cũng sẽ tác động vào giá sách.” Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm chi phí, các khâu trung gian, giảm chi phí phát hành… Bởi thực tế hiện nay, đang có tới 5 đơn vị đang biên soạn, xuất bản sách giáo khoa nên với các đơn vị khác việc chỉ đạo, tác động sẽ khó khăn hơn.
Ngoài sách giáo khoa, theo ông Sơn, có nơi có trình trạng bán kèm sách tham khảo, bài tập. Về việc này, bộ đã có Thông tư 21 quy định về xuất bản phẩm trong trường học và nghiêm cấm hiệu trưởng, giáo viên ép buộc, gợi ý phụ huynh mua các sách không thuộc danh mục. "Danh mục sách giáo khoa đã rất rõ ràng, vì vậy đề nghị lãnh đạo các địa phương giúp kiểm soát tại các trường học, tránh gây bức xúc dư luận," ông Sơn nói.
Theo Vietnam+
- Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (01/02)
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022 (31/01)
- Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc (31/01)
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ (29/01)
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023 (28/01)
- Hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện (28/01)
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1 (27/01)
- Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện (26/01)
-
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1
- Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện
- Tết Thầy
- Sân ga ngày cuối năm
- “Người đi xin” lo tết cho học sinh nghèo
- Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 năm 2023
- Học sinh lớp 10: Không dễ chuyển đổi môn học
-
Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023
- Hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
- Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022
- Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số