ClockThứ Hai, 28/05/2018 08:43

Niềm vui chưa tròn

TTH - Cử tri cả nước rất vui mừng phấn khởi, với thông tin tăng trưởng kinh tế quý I/ 2018 đạt 7,38%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Dự báo nhiều yếu tố thuận lợi cho kinh tế Việt Nam tăng trưởngTăng trưởng toàn cầu đạt mức cao chưa từng có trong năm 2018

Năm qua, kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng khá cao, ở mức 6,81% (sau khi đã cập nhật số liệu quý IV/2017). Nợ công đã và đang giảm xuống ở mức an toàn. Theo dự báo của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ), nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, thâm hụt ngân sách sẽ giảm về mức 4,6% trong năm 2018 từ mức 4,7% năm 2017. Điều này cho thấy, kinh tế đang dần đi vào ổn định và phát triển, góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Có được kết quả trên một mặt nhờ việc hoạt định chính sách tập trung ưu tiên cho hoạt động kinh tế vĩ mô được cải thiện; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền các địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu… Cùng với các sản phẩm công nghiệp, nhiều sản phẩm, mặt hàng nông ngư nghiệp của ta đã có mặt trên thị trường của nhiều nước, mang lại giá trị đáng kể, nhờ đầu tư thay đổi phương thức sản xuất theo hướng đảm bảo tốt về môi trường và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh những thành quả chung, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; mà nổi cộm nhất là sự sản xuất thiếu tính bền vững trong nông nghiệp. Người dân vẫn chưa hết xót xa khi chứng kiến hơn 1.500 tấn cá lăng, cá chép, cá diêu hồng của 80 hộ nuôi trên sông La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) bị chết, thiệt hại hàng tỷ đồng vào tuần qua. Nguyên nhân bước đầu cho thấy môi trường nước không đảm bảo, làm cá chết hàng loạt. Đây không phải là lần đầu thủy sản nuôi bị chết hàng loạt mà tình trạng này xảy ra thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do xả thải, do thiên tai. Rồi tình trạng được mùa mất giá, nông sản không tiêu thụ được như: thanh long, dưa hấu, mía, ớt…do việc sản xuất thiếu quy hoạch, định hướng; sự bội tín của doanh nghiệp…

Cùng với các lĩnh vực kinh tế khác, nông nghiệp là một thế mạnh trong sản xuất phát triển hiện nay. Ngoài đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho một bộ phận lớn người dân nông thôn, sản phẩm nông nghiệp còn có giá trị lớn về xuất khẩu. Thời gian qua, nhiều chính sách về nông nghiệp - nông dân - nông thôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được đầu tư hiệu quả, có chất lượng được thị trường thế giới chấp nhận, mang lại giá trị xuất khẩu cũng như nguồn thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những phương thức sản xuất thiếu tính bền vững, gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển chung của nền kinh tế. Cần có những giải pháp đồng bộ, bảo đảm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thị trường tiêu thụ và đặc biệt phải có cơ chế ràng buộc chặc chẽ giữa nhà nông và doanh nghiệp trong ký kết bao tiêu sản phẩm… để nông dân yên tâm sản xuất góp phần tốt hơn nữa trong tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top