ClockChủ Nhật, 29/05/2016 13:52

Tâm huyết như ông Hùng

TTH - Hơn 20 năm giữ nhiều chức vụ ở xã Vinh Hưng (Phú Lộc) ông Lê Văn Hùng luôn gần dân và theo đuổi nhiều hoạt động với tâm nguyện xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ông Lê Văn Hùng (giữa) tuyên dương, trao phần thưởng khuyến học cho con em địa phương năm học 2015

Góp phần đổi mới Vinh Hưng

Gọi điện nhiều lần, tôi mới gặp vì ông bận “trăm công nghìn việc”. Khi nghe tôi hỏi về những đóng góp cá nhân cho việc làng, việc xã ông Hùng một mực từ chối: “Việc tôi làm chỉ bình thường thôi”. Nhưng tôi biết tiếng ông với nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa, đóng góp rất nhiều vào sự đổi mới cho xã Vinh Hưng, trong đó có việc đưa vùng quê này đạt nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện Phú Lộc.

Trước đây, Vinh Hưng là xã nghèo. Đường làng, ngõ xóm toàn cát và cát, người dân đi lại khó khăn. Năm 1995, ông Hùng đang giữ chức Chủ tịch UBMTVN xã nảy ra ý tưởng mở đường giao thông nông thôn, giúp mọi người đi lại thuận tiện. Lúc đó, Vinh Hưng chủ yếu vận động người dân bằng cách đắp đất để mở rộng, làm cứng đường đi. Về sau, khái niệm “đường bê tông nông thôn” mới xuất hiện. Ông Hùng chân tình: “Hồi ấy mình làm công tác mặt trận, sau đó chuyển sang làm Chủ tịch UBND xã nên cũng có điều kiện  cùng đội ngũ cán bộ xã Vinh Hưng thực hiện những chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.

Từ một xã nghèo, đến năm 2005, với sự năng động, nhạy bén, ông Hùng mạnh dạn trong việc triển khai kế hoạch, chương trình hành động; đồng thời, bắc các nhịp cầu đối nội, đối ngoại đưa Vinh Hưng sang trang mới. Trong đó, tạo những điểm nhấn cho Vinh Hưng về quy hoạch về đất đai, xây dựng các công trình hạ tầng dân sinh, kênh mương thủy lợi... và trở thành vùng nuôi trồng thủy sản có thương hiệu ở Phú Lộc.

Đầu năm 2011, Vinh Hưng được tỉnh, huyện chọn xây dựng xã NTM. Trong 19 tiêu chí đề ra, Vinh Hưng lo nhất là tiêu chí giao thông và cơ sở vật chất văn hóa. Mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, ông Hùng và đội ngũ cán bộ địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiến đất; huy động mọi nguồn từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp, cùng với sự trợ giúp của nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hoàn thiện các tuyến đường giao thông, hệ thống điện thắp sáng; xây dựng các nhà văn hóa thôn, xã khang trang.

Ông Hùng khiêm tốn: “Thành quả Vinh Hưng hôm nay là nhờ đội ngũ cán bộ và người dân đoàn kết, thống nhất”. Nhưng khách quan nhận định, nếu không có ý tưởng, sự quyết đoán “dám nghĩ dám làm” của ông Hùng, Vinh Hưng khó nhanh chóng thay đổi được diện mạo như hiện nay.

Làm giàu từ “con chữ”        

Không thuận lợi như nhiều địa phương khác, nhưng từ trước đến nay, Vinh Hưng rất quan tâm đến chuyện học của con em.

Năm 1996, Vinh Hưng thành lập Hội Khuyến học xã cũng chính từ những lời đề đạt của ông Hùng. Khi Hội Khuyến học xã ra đời, chính ông Hùng là người cầm chịch. Ông mạnh dạn đề xuất các kế hoạch hợp tình, hợp lý, nên từ lãnh đạo đến các họ, làng tán thành. Đầu tiên, từ nguồn quỹ huy động ít ỏi của người dân trong xã, hội dùng phát thưởng cho các em học giỏi. Phần thưởng chỉ từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng, nhưng lại là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho các em phấn đấu học tập. Thấy được việc làm ý nghĩa đó, người dân, nhà hảo tâm, con em địa phương xa quê luôn đồng hành, ủng hộ. Có rất nhiều trường hợp ủng hộ 1 triệu, 5 triệu đồng mỗi năm hoặc có những lúc cần thiết, họ sẵn sàng tăng số tiền đóng góp lên nhiều hơn.

Với nguồn quỹ vận động, hội công khai, minh bạch sử dụng đúng mục đích. Các dịp lễ tết, hay đầu năm học mới, hội tổ chức trao thưởng cho con em nghèo, học giỏi; tuyên dương các em đậu vào trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, hội luôn đồng hành cưu mang các trường hợp đau ốm, hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện đến trường. Gần đây, bình quân mỗi năm hội trao từ 300-400 suất bằng tiền mặt, giá trị 120-140 triệu đồng. Ông Hùng còn tạo điều kiện cho các họ tộc trên địa bàn vận động, hỗ trợ trao thưởng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học từ 20-30 triệu đồng mỗi năm. Bám chủ trương của Đảng, Nhà nước, ông Hùng tích cực chủ động cùng cấp uỷ, chính quyền vận động toàn dân  triển khai các phong trào, như: gia đình, dòng họ, cụm dân cư hiếu học; làng xã  khuyến học... góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học của mọi người, mọi nhà. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh yếu giảm mạnh; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học không còn; tỷ lệ học sinh giỏi, tốt nghiệp THCS, THPT, trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tăng dần qua hàng năm. Từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm xã Vinh Hưng có từ 40-45 em đỗ đại học, đạt gần 50%; đỗ cao đẳng từ 30-35 em.

Ông Hùng chia sẻ, chỉ còn vài năm nữa ông nghỉ hưu. Nhưng còn rất nhiều dự tính ở phía trước và ông mong muốn tiếp tục đồng hành cùng Hội Khuyến học xã Vinh Hưng, để làm giàu “con chữ” cho con em địa phương trở thành những công dân có ích xã hội sau này.

Với nỗ lực đóng góp cho xã Vinh Hưng, ông Lê Văn Hùng đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen từ Trung ương, tỉnh, huyện. Năm 2013, cá nhân ông được Trung ương Hội Khuyến học trao bằng khen “Người tốt, việc tốt”; giai đoạn 2000-2005, cá nhân được UBMTTQ Việt Nam tỉnh và LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen “Người tốt, việc tốt”; năm 2014, xã Vinh Hưng được tỉnh công nhận là xã Khuyến học...

Minh Văn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chạy để sẻ chia

Đó là chủ đề giải “Chạy vì sức khoẻ cộng đồng - Thủy Dương Jogging 2024” do UBND P. Thuỷ Dương (TX. Hương Thủy) tổ chức diễn ra sáng 18/4. Hoạt động nhằm gây quỹ khuyến học, chung tay xây dựng xã hội học tập.

Chạy để sẻ chia
Tiếp sức cho con em Quảng Điền

Sau 30 năm hoạt động, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế đã khen thưởng, động viên hàng ngàn học sinh gốc Quảng Điền đạt thành tích xuất sắc, vượt khó học giỏi. Sự quan tâm ấy là nguồn động viên tinh thần không nhỏ, để các em biết phía sau mình, ngoài cha mẹ, người thân còn có những người đồng hương sẵn sàng tiếp sức.

Tiếp sức cho con em Quảng Điền
Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương

Sáng 31/3, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế tổ chức tổng kết 30 năm hoạt động để đánh giá công tác khuyến học trong thời gian qua và xây dựng phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo.

Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương
Tâm huyết với công tác Hội

Nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội, quan tâm, giúp đỡ hội viên khó khăn là nhận xét của những hội viên phụ nữ tổ dân phố (TDP) 8, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy dành cho chị Lê Thị Sen, sinh năm 1965, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ TDP 8.

Tâm huyết với công tác Hội
Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo

Chính từ sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm đối với công việc của người đứng đầu, chị Trần Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Thượng, TP. Huế mà phong trào phụ nữ của địa phương ngày càng khởi sắc.

Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo
Return to top