ClockThứ Tư, 27/01/2021 09:31

Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân

TTH.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án "Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả".

Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùKỳ họp bất thường lần thứ 10 HĐND tỉnh thông qua 8 nghị quyếtKỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Biểu quyết Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021

Mục tiêu của Đề án nhằm xác định giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản thông qua việc rà soát, đánh giá mức độ thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân trong hệ thống pháp luật; vai trò của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về quyền đối với tài sản trong việc thúc đẩy phát triển giao dịch trong đời sống xã hội.

Thông qua việc rà soát pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân cũng như thực trạng thực thi pháp luật để phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống.

Đồng thời, xác định các nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan trong việc triển khai các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật; giải pháp thực thi pháp luật hiệu quả để đảm bảo quyền sở hữu tài sản được thực thi một cách hữu hiệu, an toàn và minh bạch.

Theo Đề án, một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thể chế hóa quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân gồm:

1- Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan đến pháp luật về quyền sở hữu tài sản và thực tiễn thi hành, tập trung vào các loại tài sản phi truyền thống, dữ liệu số, tài nguyên số của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2- Xác định các vướng mắc, bất cập; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân trong một số lĩnh vực trọng tâm.

3- Xây dựng báo cáo tổng thể về rà soát pháp luật, xác định các vấn đề vướng mắc, bất cập và đề xuất giải pháp tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân.

4- Nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

5- Tổ chức các diễn đàn đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về quyền sở hữu tài sản.

6- Tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật cho người dân, doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan quyền sở hữu tài sản.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Bí quyết tổ chức Year End Party cho doanh nghiệp chuyên nghiệp, tối ưu chi phí | HoaBinh Events

Year End Party không chỉ là bữa tiệc nội bộ cuối năm thông thường mà còn là sự kiện quan trọng thể hiện tầm vóc, quy mô, tầm nhìn của cả một doanh nghiệp. Đây là dịp để doanh nghiệp nhìn lại chặng đường đã đi trong năm vừa qua, tri ân đến cán bộ nhân viên, đối tác, nhà phân phối đã cùng ban lãnh đạo đưa công ty đến những thành công mới.

Bí quyết tổ chức Year End Party cho doanh nghiệp chuyên nghiệp, tối ưu chi phí  HoaBinh Events
Return to top