Thế giới

APEC: Lãnh đạo kinh tế các nước kêu gọi thương mại tự do cởi mở và công bằng

ClockThứ Bảy, 21/11/2020 09:38
TTH.VN - Tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 27 của diễn đàn APEC 2020 diễn ra vào tối ngày 20/11 với hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 quốc gia đã nhất trí gác lại những khác biệt, kêu gọi thương mại tự do để giúp thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

APEC đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, phục hồi kinh tế bền vữngAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật sốISOM APEC 2020: Vì châu Á-TBD phát triển bền vững và thịnh vượng chungLiên hợp quốc xác nhận COP 25 sẽ được tổ chức tại Tây Ban NhaChile bất ngờ huỷ đăng cai hội nghị APEC và COP25 do bất ổn

Tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị. Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải Phóng Online

Lãnh đạo kinh tế phía Malaysia – nước đăng cai tổ chức APEC Muhyiddin Yassin cho biết, APEC cam kết sẽ kiềm chế phải dùng đến các biện pháp bảo hộ với mục tiêu giữ cho thị trường và biên giới tiếp tục mở rộng.

Trong thông cáo chung, các nhà lãnh đạo kinh tế cho biết họ nhận ra “tầm quan trọng của một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được” để thúc đẩy tăng trưởng trong suốt khủng hoảng.

Được biết, các quốc gia APEC đã không đạt được thỏa thuận vào năm 2018, sau khi các cuộc đàm phán bị cản trở bởi bất đồng về thương mại và đầu tư của Mỹ và Trung Quốc, và cuộc họp năm 2019 ở Chile cũng bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố.

Trong khi đó, tại bài phát biểu ở buổi lễ khai mạc APEC diễn ra ngày 20/11, lãnh đạo kinh tế Trung Quốc -Tập Cận Bình đã kêu gọi thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, đồng thời ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Ông cho biết Trung Quốc sẽ “tích cực xem xét” việc ký kết một hiệp định thương mại tự do khu vực là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trước cuộc họp, một số nhà lãnh đạo APEC đã cảnh báo chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Cụ thể, tại Đối thoại APEC CEO 2020, lãnh đạo kinh tế phía New Zealand, ông Jacinda Ardern nhận định rằng “khi đối mặt với thách thức kinh tế lớn nhất của thế hệ này, chúng ta không được lặp lại những sai lầm của lịch sử bằng cách rút lui và quay lại chủ nghĩa bảo hộ. APEC phải tiếp tục cam kết giữ cho thị trường mở và thương mại được lưu thông.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cường

Hãng tin The Straistimes dẫn nhận định của lãnh đạo Singapore rằng, không phải nền văn minh bản địa, mà một tập hợp các nền văn hóa đang phát triển đã giúp các quốc gia Đông Nam Á cởi mở và hòa nhập, đồng thời mang lại cho khu vực nói chung và các nước trong khu vực nói riêng khả năng phục hồi.

Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cường
APEC 2023:
Các Bộ trưởng APEC ra tuyên bố chung

Các bộ trưởng từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa cùng nhau bế mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC 2023 diễn ra tại San Francisco. Tại đây, các bộ trưởng đã ban hành một tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hơn nữa một khu vực APEC kết nối, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và bền vững, cũng như thúc đẩy một châu Á - Thái Bình Dương hoà nhập.

Các Bộ trưởng APEC ra tuyên bố chung
Return to top