Thế giới

Con đường phục hồi chông chênh của châu Á – Thái Bình Dương trước nhiều cuộc khủng hoảng

ClockThứ Năm, 19/08/2021 17:57
TTH.VN - Trong hai thập kỷ qua, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công tác quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, các quốc gia hoàn toàn không được lơ là, mất cảnh giác.

Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủngKhủng hoảng nước - một trong năm rủi ro toàn cầu hàng đầu hiện nayBiến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa lớn hơn COVID-19Cuộc bỏ phiếu về biến đổi khí hậu cho toàn thế giớiBiến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều khủng hoảng. Ảnh minh họa: AP/TTXVN/Vietnam+

Đại dịch COVID-19, với tâm chấn hiện đang ở châu Á, cùng tất cả hậu quả thảm khốc mà đại dịch gây ra đã và đang cho thấy sự yếu ớt của xã hội trong việc đối mặt với các thế lực thiên nhiên hùng mạnh.

Tính đến giữa tháng 8/2021, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận 65 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 1 triệu bệnh nhân đã tử vong do dịch. Dịch bệnh đang ngày càng trở nên tồi tệ, bởi những tác động xảy ra cùng lúc với các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt và chúng đang ảnh hưởng lớn đến toàn thế giới.

Trong một diễn biến có liên quan, bất chấp bối cảnh địa lý khác nhau, mối liên hệ của biến đổi khí hậu được nhận định là rất rõ ràng khi lũ lụt tràn qua và càn quét hầu khắp các khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Âu. Trong khi đó, sóng nhiệt và cháy rừng cũng hoành hành tại rất nhiều nơi ở Bắc Mỹ, Nam Âu và châu Á.

Tác động đến kinh tế và con người, bao gồm cả tác động gây nên bởi cả thảm họa sinh học và biến đổi khí hậu đã được ghi lại trong báo cáo Thảm họa châu Á – Thái Bình Dương năm 2021. Những điều này chứng minh rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ của các hiện tượng khắc nghiệt như sóng nhiệt, mưa lớn và lũ lụt, lốc xoáy nhiệt đới và cháy rừng. Các đợt nắng nóng và các hiểm họa sinh học liên quan được dự báo sẽ gia tăng ở Đông và Đông Bắc Á, trong khi Nam và Tây Nam Á sẽ đối mặt với lũ lụt ngày càng gia tăng, cộng thêm những thảm họa liên quan khác cũng sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

Về khía cạnh tích cực, trong những thập kỷ gần đây, số ca tử vong do các thảm họa tự nhiên khác như lốc xoáy và lũ lụt ngày càng ít hơn. Đây một phần là nhờ vào các hệ thống cảnh báo sớm hoạt động mạnh mẽ hơn và các biện pháp bảo vệ cũng đáp ứng nhanh hơn. Ngoài ra, chính phủ các nước cũng bắt đầu đánh giá cao tầm quan trọng của việc đối phó với rủi ro thiên tai theo phương thức tích hợp, thay vì chỉ ứng phó theo từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn nhiều việc phải làm. Đơn cử, đại dịch COVID-19 đã chứng minh rằng hầu hết các quốc gia vẫn chưa chuẩn bị quá tốt cho nhiều cuộc khủng hoảng chồng chéo, với cuộc khủng hoảng này gây ra cuộc khủng hoảng khác. Một ví dụ khác, lốc xoáy nhiệt đới có thể dẫn đến lũ lụt, từ đó kéo theo dịch bệnh, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo. Tại 5 điểm nóng xung quanh khu vực mà con người đối diện với nguy cơ cao nhất, sự tàn phá về con người và kinh tế gây nên bởi các cú sốc này làm nổi bật mối nguy hiểm đe dọa cuộc sống của những người nghèo khổ trong khu vực.

Thảm họa, khủng hoảng không chỉ đe dọa sinh mạng con người mà còn cả sinh kế. Ngoài ra, chúng ta sẽ phải chịu nhiều tốn kém hơn trong tương lai khi tác động trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Hằng năm, thiệt hại từ các hiểm họa thiên nhiên và sinh học trên khắp châu Á – Thái Bình Dương ước tính khoảng 780 tỷ USD. Trong trường hợp xấu nhất do biến đổi khí hậu, thiệt hại kinh tế hằng năm phát sinh từ những rủi ro chồng chất này có thể lên đến 1,3 nghìn tỷ USD, tương đương 4,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực.

Để giải quyết vấn đề này, trên hết, các chính phủ nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế mạnh mẽ hơn. Điều này cần có nguồn lực y tế đáng kể. Được biết, chi phí hằng năm cho việc thích ứng với các hiểm họa tự nhiên và sinh học vào khoảng 270 tỷ USD. Tuy nhiên, nó chỉ bằng 1/5 thiệt hại ước tính hằng năm – tương đương 0,85% GDP châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, khoản chi phí cần bỏ ra này là có thể chấp nhận được...

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Thích ứng với biến đổi khí hậu

Với nhiều giải pháp hiệu quả, không chỉ thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, không gian sống sẽ trở nên thật sự đáng sống và góp phần giảm thiểu những tác nhân gây hại đến môi trường.

Thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top