Thế giới

Mỹ mở rộng sản xuất vaccine COVID-19 để viện trợ thêm cho các nước

ClockThứ Sáu, 20/08/2021 16:49
TTH.VN - Mỹ đang mở rộng việc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 để có thể viện trợ nhiều hơn cho các quốc gia không có nhiều cơ hội tiếp cận với vaccine, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục bùng phát.

Mỹ vận chuyển lô đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine Pfizer tài trợ toàn cầuCDC Mỹ chính thức khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19

Mỹ đã cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine cho 80 quốc gia. Ảnh: UNICEF

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ kiêm Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống Joe Biden, cho biết nước này “hiện đang nỗ lực mở rộng đáng kể năng lực sản xuất vaccine để có thể tài trợ hàng trăm triệu liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới, bao gồm cả các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã chỉ trích các quốc gia giàu có vì tiến hành tiêm nhắc mũi vaccine thứ 3 cho những người được tiêm chủng đầy đủ, trong khi hàng triệu người ở nhiều quốc gia khác không có đủ vaccine để chủng ngừa COVID-19.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ví việc các nước giàu quyết định tiêm liều tăng cường là “phát thêm áo phao” cho những người đã có trong khi để người khác chết chìm.

Theo Tiến sĩ Fauci, Mỹ hiện đã cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine cho 80 quốc gia và đã tài trợ 4 tỷ USD nguồn lực cho sáng kiến ​​chia sẻ vaccine COVAX của WHO.

Nói về việc phân phối các liều vaccine tăng cường và giúp đỡ các quốc gia khác, Tiến sĩ Fauci tin rằng Mỹ có thể đồng thời làm được cả 2 mục tiêu trên. 

Thực tế, những lo lắng về biến thể Delta đang tiếp tục hiện hữu trong tâm trí của nhiều người Mỹ khi hệ thống y tế ở các bang có tỷ lệ nhiễm bệnh cao đang phải vật lộn để đáp ứng đủ nhu cầu về giường bệnh. Theo nhận định của Tiến sĩ Fauci, Mỹ có thể tránh được sự gia tăng tiếp tục số ca bệnh mới nếu nhiều người hơn được chủng ngừa.

“Còn rất nhiều điều chúng ta có thể làm”, khi 90 triệu người ở Mỹ đủ điều kiện tiêm chủng nhưng vẫn chưa tiêm vaccine. “Chúng tôi muốn tiêm chủng cho những người chưa được tiêm chủng ở mức độ cao nhất có thể”, ông nói, và cho biết rất khó dự đoán chính xác khi nào đợt bùng phát hiện tại sẽ đạt đỉnh.

Một khi số ca nhiễm mới bắt đầu chậm lại, COVID-19 có thể trở thành căn bệnh lưu hành trong dân số ở mức thấp, giống như bệnh cúm, mặc dù COVID-19 có nguy cơ gây tử vong nhiều hơn. Tiến sĩ Fauci cho rằng, không giống như bệnh cúm cần phải tiêm phòng hàng năm, nhiều khả năng COVID-19 sẽ cần các loại thuốc tăng cường tái phát để duy trì mức độ bảo vệ cao.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top