Thế giới

Từ năm 2022, Ấn Độ sẽ cấm hầu hết nhựa dùng một lần

ClockThứ Hai, 11/10/2021 15:48
TTH.VN - Như một phần của nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm, chính quyền Ấn Độ tuyên bố sẽ cấm hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm tới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây chỉ là bước đầu tiên để giảm thiểu tác động môi trường.

Ấn Độ bắt đầu giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lầnCanada sẽ cấm nhựa sử dụng một lần vào năm 2021Ấn Độ: Mumbai cấm sử dụng nhựa dùng một lầnSẵn ý thức, thiếu hành động khiến nhựa vẫn tràn lan ở Đông Nam ÁBang thứ 2 của Australia cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Ấn Độ cần triển khai nhiều nỗ lực hơn để cấm nhựa, giảm thiểu ô nhiễm nhựa, ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên

Cụ thể, chính phủ Ấn Độ đã công bố lệnh cấm vào tháng 8 năm nay, sau nghị quyết năm 2019 nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm nhựa đang diễn ra ở nước này. Theo đó, lệnh cấm đối với hầu hết các loại nhựa sử dụng một lần sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2022.

Bên cạnh đó, New Delhi cũng cần giải quyết các vấn đề cấu trúc quan trọng, như chính sách điều chỉnh việc sử dụng các chất thay thế và cải thiện tái chế, quản lý phân loại rác tốt hơn.

Đồ nhựa dùng một lần được biết đến như những sản phẩm túi đựng, bao bì thực phẩm, chai lọ và ống hút chỉ dùng một lần trước khi thải bỏ, hoặc được tái chế.

Swati Singh Sambyal, một chuyên gia quản lý chất thải độc lập có trụ sở tại New Delhi trả lời phóng viên báo CNBC cho biết: “Chính phủ Ấn Độ cũng cần nỗ lực củng cố hệ thống của mình để đảm bảo lệnh cấm được tuân thủ trong toàn ngành và trong cả các lĩnh vực liên quan khác”.

Tại sao lại là nhựa?

Nhờ rẻ, nhẹ và dễ sản xuất, nhựa đã dẫn đến sự bùng nổ sản xuất trong thế kỷ trước và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới, Liên Hiệp quốc thông tin.

Tuy nhiên, các quốc gia hiện đang gặp khó khăn trong việc quản lý lượng rác thải nhựa mà họ đã tạo ra.

Về vấn đề này, Giám đốc Quỹ chiến dịch chống ô nhiễm nhựa (FCAPP) Anoop Srivastava đưa ra dẫn chứng, khoảng 60% rác thải nhựa ở Ấn Độ đã được thu gom. Điều này đồng nghĩa là khoảng 40%, tương đương 10.376 tấn nhựa vẫn chưa được thu gom.

Những người nhặt rác độc lập thường thu gom rác thải nhựa từ các hộ gia đình hoặc các bãi chôn lấp để bán chúng tại các điểm tái chế hoặc các nhà sản xuất nhựa với một khoản phí nhỏ.

Tuy nhiên, Suneel Pandey, Giám đốc môi trường và quản lý chất thải tại Viện Năng lượng tài Tài nguyên (Teri) ở New Delhi cho biết, vẫn còn nhiều loại nhựa được sử dụng ở Ấn Độ có giá trị kinh tế thấp và không được thu gom để tái chế. Dần dần, chúng trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước phổ biến tại quốc gia này.

Cấm đồ nhựa là không đủ

Hiện, các quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ đang thực hiện các bước để giảm sử dụng nhựa bằng cách thúc đẩy sử dụng các chất thay thế có thể phân hủy sinh học tương đối ít gây hại cho môi trường.

Đơn cử, nhiều nhà cung cấp thực phẩm, chuỗi nhà hàng và một số doanh nghiệp địa phương đã bắt đầu áp dụng sử dụng dao kéo có thể phân hủy sinh học và túi vải hoặc hộp giấy có khả năng phân hủy tương tự.

Tuy nhiên, đây chỉ là những ý tưởng tự phát, hiện vẫn chưa có hướng dẫn nào về các lựa chọn thay thế cho nhựa. Đây hoàn toàn có thể trở thành vấn đề khi lệnh cấm nhựa có hiệu lực.

Chuyên gia Swari Singh Sambyal nhận định, điều cần thiết là phải triển khai các quy tắc rõ ràng để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trước các lựa chọn thay thế cho nhựa, vốn được dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.

Ngoài ra, những quy định mới cũng thiếu các hướng dẫn về tái chế. Vấn đề xuất hiện là do mặc dù khoảng 60% chất thải nhựa của Ấn Độ được tái chế, song các chuyên gia vẫn lo ngại rằng lượng chất thải còn tồn đọng quá nhiều bởi hiệu quả tái chế thấp.

Con đường phía trước

Nhìn chung, các nhà bảo vệ môi trường đều nhất trí rằng lệnh cấm tự nó là chưa đủ và cần được hỗ trợ bởi các sáng kiến và quy định khác nhau của chính phủ.

Giới chuyên gia khẳng định rằng, lượng nhựa được thu gom và tái chế cần được cải thiện. Điều đó xuất phát từ quy định của các nhà sản xuất và yêu cầu phải đánh dấu rõ ràng loại nhựa nào được sử dụng trong sản phẩm để nó có thể được tái chế một cách thích hợp.

Bên cạnh đó, ngoài việc cải thiện khả năng tái chế phế phẩm nhựa, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp thay thế cũng cần được ưu tiên.

Giám đốc Suneel Pandey giải thích, Ấn Độ là một thị trường lớn, nhạy cảm với giá cả - nơi các chất thay thế cho nhựa có thể được sản xuất với số lượng lớn và được bán với giá cả phải chăng.

Trước đây, một số bang của Ấn Độ đã đưa ra nhiều hạn chế khác nhau đối với túi nhựa và dao kéo nhựa, nhưng hầu hết các quy định đều không được thực thi nghiêm ngặt.

Song cũng cần phải công nhận rằng, lệnh cấm mới nhất là một bước tiến lớn đối với cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải, ô nhiễm biển và ô nhiễm không khí của Ấn Độ. Động thái này hoàn toàn phù hợp với chương trình nghị sự rộng lớn hơn về môi trường của quốc gia này.

Trong một diễn biến có liên quan, vào tháng 3/2021, Ấn Độ cho biết nước này đang trên đà đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu của thỏa thuận Paris, đồng thời, Ấn Độ cũng tự nguyện cam kết giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong GDP quốc gia từ 33% đến 35% vào năm 2030.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm

Chính phủ Ấn Độ dự báo nước này có nguy cơ sẽ thiếu điện ở mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 6 tới sau sự sụt giảm trong sản xuất thủy điện. Theo đó, chính phủ đang nỗ lực để tránh tình trạng mất điện bằng cách trì hoãn việc bảo trì các nhà máy điện theo kế hoạch và mở lại các tổ máy không hoạt động.

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm
Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Dù chưa hết thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5) nhưng theo ghi nhận, học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã hoàn tất việc đăng ký. Các trường cũng giao cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổ hỗ trợ hướng dẫn học sinh trong quá trình đăng ký dự thi.

Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top