Thế giới

WHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19

ClockThứ Sáu, 11/08/2023 10:06
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phân loại chủng virus COVID-19 EG.5 đang lưu hành ở Mỹ và Trung Quốc là một “biến thể đáng quan tâm”, nhưng dường như chủng virus này không gây ra nhiều mối đe doạ đối với sức khoẻ cộng đồng hơn các biến thể khác.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnhTrung Quốc: Chuyên gia y tế cảnh báo số ca mắc COVID-19 gia tăngVaccine COVID-19 tăng cường có thể giúp hạn chế nguy cơ nhập việnIndonesia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XBB trong cộng đồngMỹ cấp phép vaccine tăng cường ngừa Omicron của Pfizer và Moderna

leftcenterrightdel
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, dù không còn là mối đe doạ vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Getty Images/TTXVN/Vietnam+ 

Cụ thể, biến thể lây lan nhanh, phổ biến nhất ở Mỹ với ước tính hơn 17% số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm virus này. EG.5 hiện đứng đằng sau sự gia tăng của virus trên khắp đất nước và virus này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada, cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

WHO cho biết trong một đánh giá rủ ro: “Nhìn chung, so với các dòng virus “hậu duệ” của Omicron hiện đang lưu hành, bằng chứng hiện có không cho thấy rằng EG.5 có thêm rủi ro sức khoẻ cộng đồng cao hơn”.

Tổ chức cho rằng cần phải đánh giá toàn diện hơn về rủi ro do EG.5 gây ra.

Được biết, kể từ khi bùng phát và lây lan trên toàn cầu, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 6,9 triệu người, với hơn 768 triệu trường hợp được xác nhận kể từ khi virus này xuất hiện.

WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào tháng 3/2020 và chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 vào tháng 5 năm nay.

Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 nhận định, chủng virus EG.5 có khả năng lây truyền cao hơn, nhưng không nghiêm trọng hơn các biến thể Omicron khác.

“Chúng tôi không phát hiện thấy sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng của EG.5 so với các dòng phụ khác của Omicron đã được lưu hành từ cuối năm 2021”, bà Maria thông tin.

Trong một diễn biến có liên quan, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phàn nàn rằng nhiều nước đã không báo cáo dữ liệu COVID-19 cho WHO.

Theo đó, chỉ có 11% đã báo cáo các trường hợp nhập viện và nhập viện để chăm sóc đặc biệt vì các vấn đề sức khoẻ liên quan đến đại dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một bộ khuyến nghị thường trực về COVID-19, trong đó kêu gọi các quốc gia tiếp tục báo cáo dữ liệu COVID, đặc biệt là dữ liệu về tỷ lệ tử vọng và dữ liệu về bệnh tật, đồng thời tiếp tục cung cấp vaccine.

Bà Maria Van Kerkhove cho rằng, việc không có dữ liệu từ nhiều quốc gia đang cản trở tiến trình nỗ lực chống lại virus.

“Khoảng một năm trước, chúng ta ở trong một tình huống tốt hơn nhiều đối với việc dự đoán diễn biến của đại dịch, hành động cũng nhanh nhẹn hơn. Hiện tại, sự chậm trễ đang diễn ra và ngày càng tăng. Khả năng đối phó với dịch đang giảm”, bà Maria chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top