Thế giới

Từ cơn sốt sầu riêng ở Trung Quốc

ClockThứ Sáu, 22/09/2023 10:19
TTH.VN - Với nhiều gian hàng bán đủ loại sản phẩm làm từ sầu riêng, từ kem sầu riêng đến cà phê sầu riêng, cũng như các hoạt động tìm kiếm hợp tác với các đối tác tiềm năng…, tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN vừa diễn ra tại Nam Ninh (Trung Quốc), có thể thấy rõ sự phấn khích về nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với sầu riêng, “vua của các loại trái cây” có vị mạnh.

Quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc và tương lai rộng mởPhục hồi kinh tế và du lịch của Trung Quốc là chìa khóa đối với ASEANThái Lan dẫn đầu hệ sinh thái xe điện của ASEANAMRO hạ dự báo lạm phát năm 2023 cho ASEAN+3Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ASEAN

Sản phẩm sầu riêng của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang tiếp cận tốt đến thị trường tiềm năng và rộng lớn Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Báo Người Lao động 

Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 825.000 tấn sầu riêng, gấp khoảng 4 lần so với số liệu ghi nhận vào năm 2017. Loại trái cây này được nhận định là đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác đang bùng nổ giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như thể hiện tiềm năng to lớn của thị trường rộng lớn Trung Quốc.

“Malaysia là quê hương của hơn 200 giống sầu riêng, nhưng Musang King là loại sầu riêng được yêu thích nhất ở Trung Quốc”, một trong những người bán sầu riêng tại hội chợ cho biết.

Theo đó, nhà buôn Lau Hieng Seng đến từ Malaysia đã mang hơn 600 suất kem sầu riêng đến hội chợ năm nay, sau khi bỏ lỡ 3 kỳ hội chợ do tác động của đại dịch COVID-19.

Ông chia sẻ: “Bất cứ thứ gì có sầu riêng đều được người tiêu dùng Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng. Mối quan tâm duy nhất của chúng tôi là liệu nguồn hàng sẵn có có đủ để phục vụ thị trường này hay không”.

Thị trường siêu lớn

Theo báo cáo của HSBC, thị trường Trung Quốc chiếm 91% nhu cầu sầu riêng của thế giới trong 2 năm qua.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã trở thành mô hình hợp tác thành công và năng động nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời cũng là ví dụ rõ ràng về việc xây dựng một cộng đồng có tương lai chung cho tất cả mọi người.

Với tổng dân số hơn 2 tỷ người, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tạo ra một thị trường khổng lồ, với sự mở rộng và hội nhập liên tục, tạo ra những làn sóng mới thúc đẩy cho nền kinh tế khu vực.

Dòng hàng hoá tại thị trường khu vực này tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách miễn thuế và mở rộng tiếp cận thị trường trong khuôn khổ Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

“Một thập kỷ trước, các loại trái cây ASEAN như sầu riêng, măng cụt, dừa vàng rất hiếm ở Trung Quốc. Nhưng bây giờ các loại trái cây này đã dễ dàng được nhìn thấy ở các quầy bán trái cây ở hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc với mức giá ngày càng phải chăng”, Wang Zhengbo, Chủ tịch một công ty cung cấp trái cây có trụ sở tại tỉnh Quảng Tây cho biết.

Được biết, sầu riêng ở Trung Quốc đã từng nhập chủ yếu từ Thái Lan và Malaysia với mức giá khá cao do nguồn cung hạn chế. Song vào năm 2022, sầu riêng Việt Nam, được biết đến với mùa thu hoạch dài hơn và giá thấp hơn, đã tiếp cận tốt đến thị trường Trung Quốc theo khuôn khổ RCEP. Sau đó, từ tháng 1/2023, Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khẩu sầu riêng tươi từ Philippines.

Nhận thấy tiềm năng thu lợi từ việc nhập khẩu sầu riêng Việt Nam, vào năm 2022, công ty của ông Wang Zhengbo đã ký hợp đồng với các trang trại sầu riêng Việt Nam có diện tích gần 3.000 ha.

“Chỉ riêng trong năm nay, chúng tôi dự kiến sẽ nhập hơn 3.000 container, tương đương 60.000 tấn sầu riêng Việt Nam để phục vụ thị trường Trung Quốc”, ông Wang Zhengbo cho hay.

Dữ liệu chính thức từ Việt Nam cũng cho thấy rằng Việt Nam đã thu về hơn 500 triệu USD từ xuất khẩu sầu riêng trong 5 tháng đầu năm nay, tức tăng 18 lần so với năm 2022. Cụ thể, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 65.000 tấn sầu riêng trong giai đoạn này, với Trung Quốc đã mua 97% lô hàng.

Nhiều thương nhân tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN nhận xét, thị trường sầu riêng Trung Quốc rất tiềm năng, bởi hiện chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dân sống ở Trung Quốc, chủ yếu là tại các thành phố lớn, được tiếp cận thường xuyên với các giống sầu riêng tươi và các sản phẩm sầu riêng.

Kết nối khu vực

Những năm gần đây, sự phát triển của hạ tầng giao thông Trung Quốc – ASEAN đã và đang tạo điều kiện tốt để thúc đẩy đáng kể hoạt động buôn bán sầu riêng, bởi loại trái cây này có những yêu cầu riêng biệt vì thời hạn sử dụng ngắn.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi vào ngày 11/6, chuyến tàu chở khoảng 500 tấn hàng sầu riêng Thái Lan tươi đã đến Trùng Khánh (Trung Quốc). Di chuyển trên Đường sắt Trung Quốc - Lào, toàn bộ hành trình chỉ mất 4 ngày, ngắn hơn nhiều so với từ 8 - 10 ngày qua các tuyến đất liền và biển như trước đây.

Theo đó, không chỉ trái cây nhiệt đới được hưởng lợi từ khả năng kết nối được cải thiện, tại Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), các bộ phận của ôtô, cũng như các sản phẩm cơ điện do Trung Quốc sản xuất… cũng đang chờ đợi để vận chuyển đến các nước ASEAN.

Huang Jiangnan, người đứng đầu đường sắt phía đông cảng Khâm Châu cho biết: “Chúng tôi xử lý khoảng 20 chuyến tàu di chuyển liên phương thức đường sắt - đường biển mỗi ngày và khối lượng vận chuyển hàng hoá đã tăng từ 27.000 tấn vào năm 2017 lên gần 3,3 triệu tấn vào năm 2022”.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, thương mại giữa nước này và các quốc gia ASEAN đã tăng từ hơn 100 tỷ USD vào năm 2004 lên 975,3 tỷ USD vào năm 2022. Hai bên là đối tác thương mại lớn nhất của nhau trong 3 năm liên tiếp.

Trong bối cảnh tiến trình phục hồi kinh tế thế giới còn chậm, thương mại và hợp tác Trung Quốc - ASEAN vẫn duy trì khoẻ mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế này có thể nói là có ý nghĩ cả ở khu vực và toàn cầu.

Tại lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, nước này sẵn sàng nhập thêm các sản phẩm đặc sản từ các nước ASEAN, nâng cấp kết nối khu vực và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng và công nghiệp khu vực ổn định, thông suốt hơn trong tương lai.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục ủng hộ cấu trúc hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, đồng thời triển khai tốt các chính sách đặt ra, cũng như giúp các nước ASEAN hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của mình. Trung Quốc cam kết sẽ hợp tác với các nước ASEAN để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top