Thế giới

Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác

ClockThứ Bảy, 11/11/2023 11:38
TTH.VN - Các quan chức nội các hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ vừa có cuộc hội đàm vào ngày 10/11, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa hai quốc gia để có thể đối phó với những thách thức địa chính trị, cũng như thách thức toàn cầu cấp bách.

Mỹ vẫn tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngMỹ hợp tác với đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tăng cường phục hồi kinh tếTiến trình đàm phán IPEF đang được thúc đẩy để sớm hoàn thànhVòng đàm phán IPEF lần thứ 6 sẽ diễn ra tại MalaysiaĐại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố đẩy nhanh các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một sự kiện chung. Ảnh minh hoạ: Twitter/TTXVN/Vietnam+ 

Được gọi là “Đối thoại 2+2” thường niên, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, cùng những người đồng cấp phía Ấn Độ bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, hội đàm nhằm mục đích tăng cường hợp tác quốc phòng và điều chỉnh các mục tiêu chính sách giữa hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Quan chức và các nhà phân tích cho biết, mặc dù Washington đang dành nhiều quan tâm cho xung đột ở Gaza và Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Mỹ vẫn tập trung nhiều vào việc thúc đẩy quan hệ chiến lược và quốc phòng, cũng như các vấn đề khu vực ở Nam Á nói riêng và ở khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn hơn nói chung.

“Quốc phòng vẫn là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong mối quan hệ song phương của chúng ta. Bất chấp nhiều thách thức địa chính trị đang nổi lên, chúng ta vẫn cần tập trung vào các vấn đề quan trọng và dài hạn”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chia sẻ.

Được biết, Ấn Độ và Mỹ từng đối lập nhau trong Chiến tranh Lạnh và nay hai nước đang thực hiện các thoả thuận mang tính bước ngoặt, bao gồm việc Mỹ cung cấp và sản xuất động cơ cho máy bay chiến đấu của Ấn Độ, cũng như hợp tác sản xuất chất bán dẫn.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, điều quan trọng hơn bao giờ hết là hai nền dân chủ lớn nhất thế giới trao đổi quan điểm, tìm ra mục tiêu chung và cống hiến cho người dân hai nước trước những thách thức toàn cầu cấp bách.

Cụ thể, Bộ trưởng Lloyd Austin thông tin: “Chúng tôi đang tích hợp các cơ sở công nghiệp của hai nước, tăng cường khả năng tương tác và chia sẻ công nghệ tiên tiến”.

Được biết, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh rằng hai nước sẽ cùng nhau thực hiện những bước đi rất cụ thể để thực hiện tầm nhìn mà hai lãnh đạo của đất nước là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề ra.

Trong đó, Ấn Độ và Mỹ đang thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thịnh vượng, an toàn và kiên cường, bao gồm cả việc tăng cường quan hệ với các nước đối tác Nhật Bản và Australia thông qua Bộ tứ QUAD.

Phía Ấn Độ cho biết, cuộc đối thoại lần này sẽ giúp xây dựng “mối quan hệ đối tác hướng tới tương lai khi hai nước xây dựng chương trình nghị sự toàn cầu chung”.

Ghi nhận trong hai thập kỷ qua, quan hệ Ấn Độ - Mỹ đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn trong một số mặt trận.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm

Chính phủ Ấn Độ dự báo nước này có nguy cơ sẽ thiếu điện ở mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 6 tới sau sự sụt giảm trong sản xuất thủy điện. Theo đó, chính phủ đang nỗ lực để tránh tình trạng mất điện bằng cách trì hoãn việc bảo trì các nhà máy điện theo kế hoạch và mở lại các tổ máy không hoạt động.

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top