Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu

ClockThứ Tư, 17/01/2024 15:04
TTH.VN - Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng kêu gọi cảnh giác trước tình trạng gia tăng về các ca bệnh về đường hô hấp ở khu vực châu Âu.

WHO: Châu Âu phải đối mặt với nhiều khủng hoảng sức khoẻ vào mùa hè nàyWHO báo động khi 1/3 trẻ em ở châu Âu bị thừa cân hoặc béo phì

 Số ca nhiễm bệnh về đường hô hấp tăng mạnh đã gây áp lực lớn lên các bệnh viện ở Italy. Ảnh minh họa: Euronews/Dangcongsan.vn

Cụ thể, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Henri P. Kluge đã ghi nhận sự gia tăng mạnh của các ca nhiễm cúm và các ca nhập viện tại một cuộc họp báo ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, đồng thời kêu gọi các hệ thống y tế chuẩn bị cho khả năng số ca mắc bệnh sẽ gia tăng trong những tuần tới.

Theo Viện Y tế Công cộng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM), quốc gia này hiện đang phải vật lộn với sự gia tăng về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trong bản cập nhật gần đây nhất tính đến ngày 10/1, RIVM cho biết, nhiều loại mầm bệnh khác nhau, bao gồm COVID-19, virus cúm và virus Corona theo mùa “hiện đang phổ biến”.

Cũng theo cơ quan này, số người báo cáo các triệu chứng giống cúm đang gia tăng. Trong tuần qua, 44 trong số 100.000 người đã tìm kiếm sự chăm sóc y tế đối với những tình trạng sức khỏe như vậy, đánh dấu mức tăng đáng chú ý so với mức 27 trên 100.000 người được ghi nhận trong một tuần trước đó.

RIVM cho biết thêm, dữ liệu gần đây cũng chỉ ra sự gia tăng về các trường hợp nhiễm virus cúm, với gần 35% mẫu xét nghiệm từ các cá nhân báo cáo các triệu chứng giống cúm đã cho kết quả dương tính, so với 13% của một tuần trước đó.

Tại Italy, các bệnh viện đang chịu áp lực nặng nề do đợt cúm tồi tệ nhất mà quốc gia này từng chứng kiến trong ít nhất 15 năm qua, các chuyên gia y tế Italy cảnh báo hồi cuối tuần trước. Theo Liên đoàn các cơ quan y tế và bệnh viện Italy (FIASO), tỷ lệ nhập viện cấp cứu đã tăng 20 - 30% trong tuần vừa qua, chủ yếu là do các ca nhiễm cúm nghiêm trọng.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Tây Ban Nha đã áp dụng lại quy định bắt buộc sử dụng khẩu trang trong các bệnh viện và trung tâm y tế, sau khi số ca nhiễm COVID-19 và cúm tăng mạnh kể từ đầu năm mới.

Được biết, Tây Ban Nha đã báo cáo mức tăng mạnh đối với số ca mắc bệnh về đường hô hấp, với tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt lên hơn 952 ca nhiễm trên 100.000 cư dân. Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha, bà Monica Garcia hồi tuần trước cảnh báo, số ca nhiễm sắp chạm đỉnh.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Xinhua)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Return to top