Thế giới

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

ClockThứ Ba, 06/02/2024 10:12
TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD: Nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2024OECD cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể suy thoái do lãi suất tăngIMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế Mỹ  có triển vọng lạc quan với dự báo sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2024. Ảnh minh họa: Thoibaotaichinhvietnam  

Theo OECD, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 2,7% được đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Tổ chức này cho rằng tăng trưởng toàn cầu “đã chứng tỏ khả năng phục hồi bất ngờ” trong năm 2023 khi tăng trưởng đạt 3,1% và lạm phát giảm nhanh hơn dự đoán.

“Nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi thực sự giữa bối cảnh lạm phát cao trong hai năm qua và việc thắt chặt chính sách tiền tệ cần thiết… Tăng trưởng đã được duy trì và kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương vào cuối năm 2025 ở hầu hết các nền kinh tế G20”, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết.

Tăng trưởng toàn cầu được cho là sẽ được mở rộng nhờ triển vọng lạc quan của nền kinh tế Mỹ với dự báo sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2024, tăng từ mức 1,5% được đưa ra trong dự báo tháng 11/2023 của OECD, do lạm phát hạ nhiệt giúp lương tăng và thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang (FED) cắt giảm lãi suất.

Cũng trong bản cập nhật dự báo dành cho các nền kinh tế lớn, OECD giữ nguyên ước tính tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ở mức 3%, với tăng trưởng dự kiến sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn khi áp lực lạm phát giảm bớt. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2025 cũng được dự đoán sẽ không đổi ở mức 1,7%.

Khi Trung Quốc phải đối mặt với sự chao đảo của thị trường bất động sản và niềm tin của người tiêu dùng suy yếu, tốc độ tăng trưởng của nước này được cho là sẽ chậm lại từ 5,2% trong năm 2023 xuống còn 4,7% vào năm 2024 và tiếp tục giảm còn 4,2% vào năm 2025 - tất cả đều không thay đổi so với dự báo tháng 11 năm ngoái.

Với sự suy thoái ở Đức đè nặng lên khu vực đồng euro, triển vọng của khối tiền tệ chung này đã trở nên tồi tệ hơn kể từ tháng 11 năm ngoái. Nền kinh tế Eurozone hiện được dự đoán sẽ tăng từ 0,5% trong năm 2023 lên chỉ 0,6% trong năm nay, giảm từ mức 0,9% được đưa ra trước đó. Đến năm 2025, khu vực này được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,3% -  điều chỉnh giảm từ mức 1,5%.

Trong khi triển vọng kinh tế có sự khác biệt giữa các nền kinh tế lớn, thì cả ở Mỹ và khu vực đồng euro, lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến. Điều đó mở đường cho việc cắt giảm lãi suất, với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED dự kiến sẽ có sự điều chỉnh trong quý II và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có động thái tương tự trong quý III/2024.

Rủi ro từ khủng hoảng Trung Đông

Theo OECD, các cuộc tấn công vào các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ của phiến quân Houthis ở Yemen và cuộc chiến đang diễn ra giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas ở Gaza có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát, mặc dù ở mức khiêm tốn.

Báo cáo của OECD cho biết: “Căng thẳng địa chính trị cao là rủi ro đáng kể trong ngắn hạn đối với hoạt động và lạm phát, đặc biệt nếu xung đột ở Trung Đông làm gián đoạn thị trường năng lượng”.

Tương tự, nhà kinh tế trưởng Clare Lombardelli của OECD lưu ý rằng các cuộc tấn công vào các tàu vận tải trên Biển Đỏ đã ảnh hưởng đến thương mại. “Giá cước vận chuyển đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối năm ngoái”, ông Lombardelli cho biết.

OECD cảnh báo rằng nếu chi phí vận chuyển tiếp tục tăng trong thời gian dài, lạm phát giá nhập khẩu hàng năm của OECD có thể tăng gần 5 điểm phần trăm, và có thể làm tăng thêm 0,4 điểm phần trăm vào lạm phát giá tiêu dùng sau khoảng 1 năm.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm

Chính phủ Ấn Độ dự báo nước này có nguy cơ sẽ thiếu điện ở mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 6 tới sau sự sụt giảm trong sản xuất thủy điện. Theo đó, chính phủ đang nỗ lực để tránh tình trạng mất điện bằng cách trì hoãn việc bảo trì các nhà máy điện theo kế hoạch và mở lại các tổ máy không hoạt động.

Ấn Độ dự báo nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 14 năm
Return to top