ClockThứ Ba, 10/01/2017 14:53

Phần Lan sẽ bỏ hết tất cả các môn học riêng biệt vào năm 2020

Học sinh Phần Lan thay vì học các môn riêng biệt như toán, văn, vật lý, lịch sử, sẽ được tìm hiểu về các sự kiện và hiện tượng theo lối kết hợp đa môn.

UNICEF công bố danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ trẻ thất học cao nhất

Nền giáo dục của Phần Lan luôn được đánh giá là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giới chức nước này vẫn chưa hài lòng với những gì hiện có, và họ đã quyết định làm một cuộc cách mạng mới trong hệ thống giáo dục tại nước này. 

Giới chức Phần Lan cho biết, họ muốn bỏ hết tất cả các môn học trong trường học. Như vậy nghĩa là không còn các lớp học vật lý, toán, văn học, lịch sử, địa lý riêng biệt. 

phan lan se bo het tat ca cac mon hoc rieng biet vao nam 2020 hinh 1
Một học sinh Phần Lan. Ảnh: Bright Side
 

Người đứng đầu Sở Giáo dục Helsinki, ông Marjo Kyllonen, giải thích: “Các trường học hiện nay đều đang dạy theo phương thức cũ chỉ phù hợp với đầu những năm 1900. Nhưng nhu cầu hiện nay đã khác trước, và chúng ta cần một phương thức khác phù hợp hơn với thế kỉ 21”.

Theo chính phủ Phần Lan, thay vì học các môn riêng biệt, học sinh sẽ được tìm hiểu về các sự kiện và hiện tượng theo lối kết hợp đa môn. Ví dụ, Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ được xem xét từ các góc độ như lịch sử, địa lý và toán học. Hay như khóa học “Làm việc trong một tiệm ăn”, các học sinh sẽ được tiếp nhận những kiến thức về ngôn ngữ, tiếng Anh, kinh tế và kỹ năng giao tiếp.

Phương thức giáo dục mới sẽ bắt đầu được áp dụng thử nghiệm với học sinh từ 16 tuổi trở lên ở Phần Lan. Những học sinh này sẽ phải tự lựa chọn cho mình những chủ đề hay hiện tượng mà họ muốn học, dựa vào tham vọng và khả năng của họ trong tương lai. 

Phương thức mới được cho là sẽ tránh cho học sinh không phải trải qua những khóa học như vật lý, hay hóa học tẻ nhạt và băn khoăn với câu hỏi rằng: “Tôi cần phải học cái này để làm gì?”.

Bên cạnh đó, cách truyền đạt truyền thống giữa giáo viên- học sinh cũng sẽ thay đổi. Học sinh sẽ không còn ngồi phía sau bàn học và lo lắng chờ đợi việc “bị” kêu lên trả lời một câu hỏi mà họ sẽ làm việc với nhau trong các nhóm nhỏ để thảo luận về một vấn đề.

Có thể nói, cải cách giáo dục tới đây của Phần Lan sẽ đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ giữa giáo viên các môn học. Khoảng 70% giáo viên tại Helsinki đã chuẩn bị tâm thế phù hợp để đáp ứng được phương thức giáo dục mới tại đất nước này và họ cũng sẽ được tăng lương trong tương lai. 

Dự kiến, các thay đổi này sẽ được hoàn thành vào năm 2020./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn
Return to top