ClockThứ Tư, 12/07/2017 06:39

Đưa công nghệ vào cuộc chiến chống muỗi truyền bệnh

TTH.VN - Các công ty công nghệ của Mỹ đang đưa tự động hóa và robot vào cuộc chiến chống muỗi, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Zika và các bệnh truyền nhiễm do muỗi khác trên toàn thế giới.

Mỹ: Zika gây dị tật bẩm sinh ở 1 trong 10 thai nhiLHQ duy trì cảnh báo tình trạng y tế công cộng khẩn cấp về ZikaMỹ: Nhà Trắng chi 81 triệu USD để nghiên cứu chống ZikaWHO: Virus Zika đã lan rộng đến 55 quốc gia trên thế giớiBrazil sử dụng máy bay không người lái để diệt muỗi truyền virus Zika

Một nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một loại bẫy muỗi thông minh để theo dõi muỗi truyền virus Zika. Ảnh: Reuters

Reuters cho biết, các công ty này bao gồm Microsoft Corp và công ty Verily về công nghệ sinh học của California, hợp tác với các quan chức y tế công cộng ở một số bang của Mỹ để thử nghiệm các công cụ công nghệ cao mới.

Tại Texas, Microsoft đang thử nghiệm một loại bẫy thông minh để cô lập và bắt muỗi Aedes aegypti - loài muỗi làm lây lan virus Zika, cho các nhà côn trùng học nghiên cứu nhằm có thể dự đoán được sự bùng phát.

Verily - công ty phụ trách mảng khoa học đời sống của tập đoàn đa quốc gia Alphabet đặt tại Mountain View, California, đang đẩy nhanh tiến trình tạo muỗi đực vô tính để giao phối với con cái trong tự nhiên, nhằm kiểm soát lượng sinh sản của loài.

Mặc dù có thể mất nhiều năm để những tiến bộ này trở nên phổ biến rộng rãi, các chuyên gia y tế công cộng cho rằng, các nhà nghiên cứu mới có thể đưa ra những ý tưởng mới trong việc kiểm soát vector truyền bệnh, nhưng vẫn dựa vào các biện pháp phòng vệ truyền thống như thuốc diệt ấu trùng và thuốc trừ sâu.

Dịch Zika xuất hiện ở Brazil vào năm 2015 và khiến hàng ngàn trẻ sơ sinh mắc dị tật bẩm sinh chính là nguyên nhân thúc đẩy cho nỗ lực này.

Trong khi các ca bệnh đã giảm đáng kể, loài muỗi có khả năng mang virus - Aedes aegypti và Aedes albopictus - đang lan rộng ở châu Mỹ, bao gồm các vùng rộng lớn ở miền nam Hoa Kỳ.

Phần lớn trong số 5.365 trường hợp nhiễm Zika được báo cáo ở Mỹ cho đến nay là từ những người đi du lịch và nhiễm căn bệnh này ở nơi khác. Tuy nhiên, hai tiểu bang - Texas và Florida - đã ghi nhận các ca bệnh bởi muỗi địa phương, khiến đó trở thành cơ sở thử nghiệm chính cho công nghệ mới.

Tại Texas, 10 cái bẫy muỗi của Microsoft đang hoạt động tại Harris County, bao gồm cả thành phố Houston. Các thiết bị sử dụng robot, cảm biến hồng ngoại, điện toán đám mây... sẽ giúp các cán bộ y tế theo dõi loài muỗi có tiềm năng mang bệnh này.

Texas đã ghi nhận 6 trường hợp nhiễm Zika do sự lây truyền từ muỗi địa phương vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái. Các chuyên gia tin rằng, con số thực tế có thể còn cao hơn bởi vì hầu hết những người bị nhiễm bệnh không phát triển triệu chứng.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao vì họ có thể lây truyền loài siêu vi khuẩn này sang bào thai, dẫn đến nhiều dị tật bẩm sinh, khiến những trẻ sơ sinh được sinh ra với hộp sọ và bộ não nhỏ. Tháng 2 năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về Zika đối với sức khoẻ toàn cầu.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt

Các loại hình kinh doanh có nhiều khả năng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhất đang chứng kiến​​sự tăng trưởng về năng suất của người lao động, nhanh hơn gần 5 lần so với các loại hình kinh doanh khác. Điều này làm tăng hy vọng thúc đẩy đối với nền kinh tế rộng lớn hơn, Công ty kiểm toán PwC cho biết trong một báo cáo được công bố ngày hôm nay (21/5).

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top