ClockThứ Hai, 04/09/2017 06:51

FEMA: Các tiểu bang Mỹ cần cải thiện nỗ lực cứu trợ thiên tai

TTH.VN - Chính quyền các tiểu bang và địa phương cần tự chủ hơn trong việc xử lý các thảm hoạ nghiêm trọng như siêu bão Harvey, người đứng đầu Cơ quan Đối phó tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA), ông Brook Long ngày 3/9 khẳng định.

FEMA: Cần nhiều năm để khôi phục Texas sau siêu bão HarveyMỹ: Thành phố Houston (Texas) sẽ còn ngập trong nhiều tuần tớiTexas: Thành phố mất nước, 38 người chết, 19 người mất tíchNước Mỹ đối mặt với hậu quả biến đổi khí hậuMỹ sẵn sàng triển khai thêm 30.000 binh sĩ đối phó với bão HarveyTexas triển khai 12.000 lính phòng vệ quốc gia ứng phó với lũ lụt

Nhân viên của Cơ quan Đối phó tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) tại trụ sở của FEMA ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Phát biểu trên hãng tin CBS News của Mỹ, ông Long cho hay, sự hỗ trợ của liên bang được coi là một "tia hy vọng, một cầu nối để bắt đầu việc phục hồi", và Chính phủ các tiểu bang và địa phương cần tự mình làm nhiều hơn. Họ không nên chờ đợi Chính phủ liên bang sẽ làm cho người dân của họ toàn bộ sau những thảm họa lớn.

"Chúng tôi cần các quan chức được bầu ở tất cả các cấp ngồi xuống và đảm bảo rằng, họ có mọi thứ họ cần để tăng mức độ không phụ thuộc", ông Long nói thêm.

Người đứng đầu FEMA gọi sự tàn phá của siêu bão Harvey là "lời báo động cho các quan chức địa phương và tiểu bang"; qua đó, họ cần huy động đầy đủ các văn phòng quản lý khẩn cấp của chính họ và phải dành quỹ cho những trường hợp khẩn cấp.

"Họ không thể chỉ phụ thuộc vào sự quản lý khẩn cấp liên bang", ông Long nhấn mạnh sau lời kêu gọi của các quan chức ở thành phố Houston đến FEMA để nhanh chóng tăng số nhân viên trong thành phố và cung cấp quỹ cứu trợ.

Ông Long từ chối cung cấp số tiền mà Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội cung cấp để bổ sung hỗ trợ khẩn cấp. Thống đốc bang Texas, ông Greg Abbott cho biết, thiệt hại do cơn bão Harvey đã tăng lên 150-180 tỷ USD.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với dự án “Sáng kiến Một sức khỏe” (OHI) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) đã triển khai biện pháp tích cực nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thịt lợn tại các chợ và lò mổ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Return to top