ClockThứ Ba, 16/01/2018 20:47

Ít nhất 90 tỷ USD sẽ được đầu tư để phát triển xe điện toàn cầu

TTH - Theo phân tích của hãng thông tấn Reuters ngày 16/1, kế hoạch tăng gấp đôi đầu tư để phát triển xe điện của tập đoàn Ford Motor (Mỹ) chỉ là một phần của làn sóng đầu tư vào pin và xe điện của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, hiện chạm ngưỡng 90 tỷ USD và đang không ngừng gia tăng.

Xe điện tự lái e – Pallete: cửa hàng bán lẻ di động của tương laiMisubishi quảng bá sản phẩm xe điện tại thị trường IndonesiaẤn Độ đẩy mạnh sản xuất ôtô điện vào năm 2030

Khách hàng lựa chọn mẫu xe điện Tesla Model X P100D tại showroom mới của công ty Tesla Motors ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters

Động lực

Số tiền này đang được đổ vào một khu vực nhỏ, chiếm chưa đến 1% trong tổng số 90 triệu xe được bán ra mỗi năm. Trong đó, doanh số bán 3 mẫu xe điện của Tesla Motors (Mỹ), hãng ô tô đang thống trị thị trường hiện nay chỉ đạt hơn 100.000 chiếc trong năm 2017.

Tuy nhiên, ông Mike Jackson, Giám đốc Điều hành của AutoNation Inc, chuỗi bán lẻ ô tô lớn nhất Mỹ cho rằng: “Tesla Motors đang đối mặt với cuộc cạnh tranh thực sự". Đến năm 2030, các loại xe điện có thể chiếm từ 15-20% doanh số xe mới tại Mỹ, theo nhận định của ông Jackson.

Những khoản đầu tư vào các loại xe điện được công bố cho đến nay bao gồm ít nhất 19 tỷ USD của các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, 21 tỷ USD ở Trung Quốc và 52 tỷ USD ở Đức.

Đáng chú ý, trong các cuộc phỏng vấn bên lề Triển lãm Ô tô Detroit (NAIAS 2018) đang diễn ra từ ngày 14-21/1 tại Mỹ, nhà điều hành các hãng ô tô của Mỹ và Đức cho biết, phần lớn những khoản đầu tư nói trên hướng đến Trung Quốc, nơi Chính phủ quyết định nâng hạn ngạch cho xe điện bắt đầu từ năm 2019.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô được thúc đẩy một phần do áp lực từ các nhà quản lý ở châu Âu và Mỹ, trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch. Họ cũng có động lực từ sự thành công của hãng Tesla Motors trong việc sản xuất những dòng sedan và SUV chạy bằng điện, hứa hẹn tiềm năng to lớn cho các dòng ô tô điện.

Tiềm năng

Hãng chế tạo ô tô Daimler AG (Đức) tuyên bố sẽ dành ít nhất 11,7 tỷ USD để giới thiệu 10 mẫu xe điện và 40 mẫu xe hybrid (thường được gọi là xe lai hay xe lai điện, loại xe sử dụng 2 nguồn động lực là động cơ đốt trong và động cơ điện).

Tại thời điểm hiện nay, dòng xe ô tô điện Leaf của công ty Nissan Motor vẫn là loại xe điện bán chạy nhất trên thế giới.

Khoản đầu tư lớn nhất đến từ tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen AG (Đức), hãng này dự định chi 40 tỷ USD đến năm 2030 để sản xuất các phiên bản điện của hơn 300 dòng xe trên toàn thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Triển lãm NAIAS 2018, Chủ tịch mảng xe sang Cadillac, ông Johan de Nysschen nhấn mạnh, Cadillac sẽ "đóng một vai trò trung tâm" trong chiến lược xe điện của tập đoàn General Motors ở Trung Quốc, đồng thời sẽ giới thiệu một số loại xe dựa trên nền tảng xe điện tương lai của hãng. Một số chiếc Cadillac có thể được lắp ráp ở Trung Quốc, ông Johan de Nysschen lưu ý thêm.

Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, bao gồm các đối tác địa phương của Ford, Volkswagen và General Motors đều công bố những kế hoạch đầu tư mạnh mẽ.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Reuters & Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển

TIN MỚI

Return to top