ClockThứ Ba, 08/05/2018 06:37

ADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEAN

TTH.VN - Theo thông tin mới nhất từ phát ngôn viên ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ADB đã đầu tư tổng cộng 16,5 tỷ USD cho các dự án phát triển ở các nước thành viên ASEAN.

Tự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu ÁADB lo ngại hệ quả của công nghệ mới đối với việc làm tại LàoADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình DươngADB: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tăng trưởng châu ÁADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

 ASEAN sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ảnh: ADB

Khoản tài trợ được sử dụng cho 159 dự án ở Đông Nam Á nhằm giải quyết sự bất bình đẳng gia tăng trong khu vực, thu hẹp khoảng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo lao động có tay nghề để thúc đẩy tăng trưởng ở ASEAN. Thống kê của ADB cho thấy, 47% danh mục đầu tư đầu tư trong khu vực đã được ấn định ở Việt Nam – nơi ngân hàng ADB đầu tư khoảng 59 dự án với khoảng 7,8 tỷ USD.

Theo sau Việt Nam, Indonesia và Phillipines là những thị trường tiềm năng tiếp theo của ADB, trong đó hai nước lần lượt chiếm khoảng 21% ( 3,5 tỷ USD) và 16% ( 2,7 tỷ USD) giá trị đầu tư của ADB trong khu vực ASEAN. Thêm vào đó, phần lớn các dự án đều tập trung cho vấn đề giao thông vận tải, năng lượng, nước và dịch vụ quản lý đô thị; quản lý khu vực công, quản lý tài chính; sức khỏe, giáo dục...

Phát biển trước báo giới truyền thông, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ADB Ramesh Subramaniam khẳng định, với đà tăng trưởng như hiện nay, ASEAN sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Phillipines Inquires)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top