ClockThứ Năm, 19/07/2018 14:39

ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu Á

TTH.VN - Tạp chí Nikkei ngày hôm nay (19/7) trích dẫn một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lưu ý, triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á có thể bị ảnh hưởng nếu những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Ngân hàng Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng 2018 xuống 2,9%Đức, Trung Quốc ngăn chặn căng thẳng thương mại thế giớiCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến các nước châu ÁIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng EuroGia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng khôngLHQ: Tăng trưởng kinh tế "vượt mong đợi" nhưng căng thẳng thương mại gia tăng

Tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á đối mặt với rủi ro bởi những căng thẳng thương mại leo thang. Ảnh: Getty Images

Trong phần bổ sung của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng trước đó đối với khu vực châu Á đang phát triển ở mức 6% trong năm nay và 5,9% vào năm 2019.

ADB cũng cho rằng, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đang trên đà đáp ứng những kỳ vọng. Khu vực châu Á đang phát triển bao gồm 45 trong số 67 nền kinh tế thành viên của ADB, một tổ chức cũng có các quốc gia thành viên ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo đó, ADB khẳng định: “Rủi ro của việc tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo hộ có thể làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển”.

Cụ thể, Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất của khu vực vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,6% trong năm 2018 và 6,4% vào năm tới. Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng 6,8% trong nửa đầu năm nay, nhờ chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản và sản xuất. Thế nhưng, những rủi ro từ căng thẳng thương mại và đầu tư với Mỹ có thể làm suy giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong thời gian còn lại của năm 2018.

Trong khi đó, Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,3% trong năm nay, trước khi tăng lên mức 7,6% vào năm 2019; trong bối cảnh các cải cách trong hệ thống ngân hàng ở quốc gia này được dự kiến ​​thúc đẩy đầu tư tư nhân và lợi ích từ thuế hàng hóa và dịch vụ cũng bắt đầu đóng góp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, giá dầu tăng đặt ra một rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, ADB nhấn mạnh.

Đáng chú ý, triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng được duy trì ở mức 5,2% trong năm nay và trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,2%, giảm từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4, do tăng trưởng xuất khẩu dự kiến chỉ duy trì ở mức vừa phải.

Ngoài ra, dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan được nâng lên mức 4,2% vào năm 2018, từ mức 4% trong dự báo trước đó; nhờ vào sự mở rộng dựa trên diện rộng trong quý đầu tiên, với tất cả các hoạt động tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều đang phát triển.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Return to top