ClockChủ Nhật, 24/02/2019 19:27

ASEAN: Gần 1/2 CEO dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại

TTH - Gần 1/2 các Giám đốc Điều hành (CEO) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự báo ​​sẽ có sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019, theo Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 22 của công ty PwC.

ASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệpASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực

Cuộc khảo sát của PwC bao gồm 78 CEO thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ảnh: Brandcom

Cuộc khảo sát của PwC được thực hiện trên 1.378 CEO ở 91 quốc gia, trong đó có 78 CEO đến từ ASEAN. Các nền kinh tế thành viên ASEAN được khảo sát bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

46% các CEO của ASEAN được khảo sát tin rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm trong năm nay. Con số này tăng mạnh từ mức 10% trong cuộc khảo sát hồi năm ngoái. Cùng xu hướng này, 28% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại, so với chỉ 5% hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, 42% các CEO toàn cầu vẫn nhìn thấy triển vọng kinh tế được cải thiện, mặc dù điều này đã giảm từ mức cao 57% trong năm 2018.

Ông Sira Intarakumthornchai, Giám đốc Điều hành của PwC Thái Lan nhận định, cuộc khảo sát năm nay cho thấy xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và sự không chắc chắn về địa chính trị lan rộng là những yếu tố rủi ro chính.

“Các CEO ở ASEAN thậm chí còn bi quan hơn so với các CEO trên toàn cầu. Điều này trái ngược với những gì chúng ta từng thấy trong quá khứ, bởi các CEO ở khu vực này thường khá lạc quan”, ông Sira Intarakumthornchai nói thêm.

Cụ thể, các CEO của ASEAN khẳng định, những cuộc xung đột thương mại là mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của các công ty, ở mức 83%. Tiếp theo đó là sự không chắc chắn về địa chính trị ở mức 81%, sự không chắc chắn về chính sách ở mức 78%, và biến động kinh tế toàn cầu ở mức 73%.

Trong khi đó, dự báo sụt giảm về tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng tác động đến niềm tin của các CEO về triển vọng doanh thu của các công ty trong ngắn hạn. Chỉ 33% các CEO của ASEAN cho biết, họ “rất tự tin” về triển vọng tăng trưởng của công ty trong năm nay, giảm từ mức 44% trước đó. Trong trung hạn, chỉ 39% tin rằng doanh thu của họ sẽ tăng trong 3 năm tới, giảm từ mức 53% một năm trước đó.

Ngoài ra, 82% các CEO của ASEAN lo ngại về sự sẵn có của những kỹ năng chính, chủ yếu là các kỹ năng kỹ thuật số. Tiếp theo đó là mối đe dọa không gian mạng (81%) và tốc độ thay đổi công nghệ (72%).

“Sự sẵn có của những kỹ năng chính là một vấn đề to lớn đối với ASEAN. Thiếu những tài năng lành nghề, các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội bao gồm lợi thế cạnh tranh, phát triển sản phẩm và dịch vụ, cũng như mở rộng thị trường”, ông Sira Intarakumthornchai lưu ý.

Giám đốc Điều hành của PwC Thái Lan nhấn mạnh, trong thời đại robot và tự động hóa, các công ty cần phải liên tục đào tạo lại và nâng cao lực lượng lao động với kiến ​​thức kỹ thuật số, cũng như khả năng lập luận và phân tích dữ liệu.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top