ClockThứ Sáu, 05/04/2019 06:27

Đông Nam Á: Hơn 1 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng xanh

TTH.VN - Các Chính phủ khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài chính phát triển lớn ngày 4/4 ra mắt "Cơ sở Tài chính xanh Xúc tác ASEAN", một sáng kiến ​​mới nhằm thúc đẩy hơn 1 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng xanh trên khắp Đông Nam Á.

ADB tổ chức chương trình nhà ở và cơ sở hạ tầng xanh ở Thái Bình DươngThế giới cần khoảng 7.000 tỷ USD để xây dựng “cơ sở hạ tầng xanh”

Cơ sở mới của ASEAN sẽ cung cấp các khoản vay, cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho những dự án cơ sở hạ tầng xanh. Ảnh: Twitter

Lễ ra mắt có sự chứng kiến ​​của Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, ông Apisak Tantivorawong và Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao. Các quan chức cấp cao đến từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác khu vực tư nhân đã tham dự buổi lễ.

Theo đó, cơ sở mới sẽ cung cấp các khoản vay và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho những dự án cơ sở hạ tầng xanh như giao thông bền vững, năng lượng sạch và các hệ thống nước linh hoạt. Cơ sở nhằm xúc tác vốn tư nhân bằng cách giảm thiểu rủi ro thông qua các cấu trúc tài chính đổi mới sáng tạo.

Cơ sở này sẽ huy động tổng cộng hơn 1 tỷ USD, bao gồm 75 triệu USD từ Quỹ Cơ sở Hạ tầng ASEAN (AIF), 300 triệu USD từ ADB, 300 triệu euro (tương đương 336 triệu USD) từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), 150 triệu euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), và 150 triệu euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) sẽ hỗ trợ việc chia sẻ kiến ​​thức và xây dựng năng lực về tài chính xanh. Bên cạnh đó, Tập đoàn Đầu tư Nước ngoài (OPIC) cũng bày tỏ sự quan tâm đến tài chính tiềm năng cho các dự án mới nổi.

Cơ sở này là một phần của sáng kiến "Cửa sổ Cơ sở hạ tầng Xanh và Bao trùm" mới theo Quỹ Cơ sở Hạ tầng ASEAN, một sáng kiến ​​tài chính khu vực được thành lập bởi các Chính phủ ASEAN và ADB hồi năm 2011, dưới sự quản lý của ADB. Kể từ khi thành lập, Quỹ Cơ sở Hạ tầng ASEAN đã cam kết 520 triệu USD cho các dự án năng lượng, giao thông, nước và cơ sở hạ tầng đô thị trên toàn khu vực.

Cũng trong sự kiện diễn ra ngày 4/4, AIF đã ra mắt một "Cơ sở Tài chính Bao trùm" mới, nhằm cung cấp tài chính ưu đãi cho cơ sở hạ tầng quan trọng ở Campuchia, Lào và Myanmar.

"Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2019, tầm nhìn của Thái Lan đối với hợp tác tài chính là bền vững và bao trùm. Qua đó, việc ra mắt 2 cơ sở mới là kịp thời và rất cần thiết", Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Apisak Tantivorawong nhận định.

"Thông qua Cơ sở Tài chính xanh Xúc tác ASEAN, ADB sẽ hỗ trợ các Chính phủ ASEAN trong việc phát triển những dự án cơ sở hạ tầng xanh và thân thiện với khí hậu, góp phần chống lại biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng không khí và nguồn nước, đồng thời làm giảm suy thoái môi trường trên khắp khu vực", Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho hay.

Lê Thảo (Lược dịch từ ADB & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top