ClockThứ Năm, 20/06/2019 20:35

Tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong khu vực

TTH - Gặp mặt tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ACMECS lần thứ tư và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch CLMV lần thứ năm, tổ chức tại tỉnh Chiang Mai (Thái Lan), bộ trưởng du lịch các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhất trí sẽ thúc đẩy hợp tác, đặc biệt là du lịch tôn giáo và du lịch ẩm thực.

Tour du lịch trại hè: Thiếu nhà tổ chức chuyên nghiệpVinh danh các doanh nghiệp du lịch đóng góp cho HuếMuốn du lịch phát triển, không thể thiếu vai trò của truyền thông báo chí

Du khách quốc tế tham quan quần thể di tích Angkor Wat, Siem Riep. Ảnh: Khmer Times

ACMECS (Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong) là tổ chức chính trị, kinh tế và văn hóa được thành lập với sự tham gia của 5 quốc gia Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. CLMV là chữ viết tắt tên các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Phát biểu về kế hoạch hợp tác này, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon nhận định: “Với lịch sử và văn hóa tuyệt vời – những yếu tố quan trọng góp phần thu hút du khách, các quốc gia thuộc khu vực CLMV và ACMECS có tiềm năng phát triển du lịch Phật giáo và du lịch ẩm thực rất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, các nước thành viên đã và đang cải thiện rất tốt cơ sở hạ tầng và kết nối với các quốc gia khác để đáp ứng xu hướng du lịch toàn cầu, bao gồm các tour du lịch tự phát”.

Được biết vào năm 2018, số lượt khách quốc tế đến các nước ACMECS đạt 67,7 triệu lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Thêm vào đó, bốn nước CLMV cũng chào đón tổng cộng 29,4 triệu lượt khách trong thời gian này.

Nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ, các bộ trưởng nhất trí xây dựng chuỗi kế hoạch hành động về hợp tác du lịch trong giai đoạn 2019 – 2023, trong đó sẽ tập trung vào hợp tác giữa các tour tuyến, cũng như tăng cường hoạt động marketing và phát triển du lịch bền vững.

Ngoài ra, các vị lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch thuộc chương trình “Bốn quốc gia – Một điểm đến”, mục tiêu chính là tạo thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, cải thiện an toàn du lịch và tăng cường hợp tác với khu vực tư nhân.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt”

Trước bối cảnh du lịch nội địa còn gặp nhiều thách thức, việc phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực. Để đạt được hiệu quả, Thừa Thiên Huế cũng cần triển khai nhiều giải pháp.

Kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt”
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng

Tờ Thailand Business News ngày hôm nay (7/5) cho hay, Thái Lan vừa chào đón hơn 12 triệu du khách chỉ trong vòng 4 tháng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Thái Lan - một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng
Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

Dù đã gia hạn tiến độ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục thuộc các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch), vẫn chưa thể thi công do chưa có mặt bằng.

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

TIN MỚI

Return to top