ClockThứ Hai, 01/07/2019 16:27

Nhật Bản: Cho phép đánh bắt cá voi thương mại sau hơn 30 năm

TTH.VN - Năm chiếc tàu nhỏ đã ra khơi hôm nay (1/7) trong chuyến đánh bắt cá voi thương mại đầu tiên của Nhật Bản sau hơn ba thập kỷ, một động thái đã làm dấy lên sự chỉ trích và lo ngại của cộng đồng quốc tế về số phận của cá voi.

Nhật Bản thắt chặt quy định về đánh bắt cá ngừ vây xanh Thái Bình DươngNhật Bản trấn áp hoạt động bắt cá trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế

Tàu đánh bắt cá voi được trang bị cả súng săn cá. Nguồn: Reuters

Từ lâu, Nhật Bản cho rằng rất ít loài cá voi đang bị đe dọa, và việc Nhật Bản rời khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) vào tháng 12 vừa qua để tái khởi động ngành săn bắt cả voi trở thành đỉnh điểm cho các chiến dịch của những người ủng hộ ngành đánh bắt này và cả Thủ tướng Shinzo Abe, người có khu vực tranh cử tại một thành phố có truyền thống đánh bắt cá voi.

“Đó là một phần của văn hóa ẩm thực Nhật Bản”, theo Sachiko Sakai, một tài xế taxi 66 tuổi ở Kushiro, thành phố cảng trên đảo chính ở cực bắc của Hokkaido. Cô còn nói thêm rằng cô đã ăn rất nhiều thịt cá voi khi còn nhỏ. “Thế giới phản đối việc giết cá voi, nhưng bạn có thể nói điều tương tự về nhiều loài động vật khác được nuôi trên đất liền và bị giết để lấy thức ăn”.

Nhật bắt đầu hoạt động săn bắt cá voi phục vụ nghiên cứu khoa học một năm sau lệnh cấm đánh bắt cá voi thương mại năm 1986, nhằm thu thập những dữ liệu quan trọng về dân số của loài động vật này. Họ đã từ bỏ việc săn bắt cá voi vì mục đích thương mại vào năm 1988.

Hạn ngạch đánh bắt cá voi thương mại năm nay là 227 con, bao gồm cả cá voi mõm nhọn, cá voi Sei và cá voi Bryde, Cơ quan Thủy sản của đất nước mặt trời mọc cho biết. Hạn ngạch này, vốn được xác định hàng năm, ít hơn số lượng 330 con cá voi mà Nhật Bản đánh bắt ở Nam Cực trong thời gần đây.

Các nhà môi trường cho biết hoạt động đánh bắt được trì hoãn cho đến khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn G20 mà Nhật Bản đăng cai tổ chức.

“Đây là một ngày buồn cho hoạt động bảo vệ cá voi trên toàn cầu”, Nicola Beynon thuộc Tổ chức Nhân đạo Quốc tế nói.

Đánh bắt cá voi là một ngành nhỏ ở Nhật Bản. Cá voi chỉ chiếm khoảng 0,1% trong tất cả các loại thịt được tiêu thụ trong một năm, với khoảng 300 người liên quan trực tiếp đến việc săn bắt cá voi.

Hằng năm, Nhật Bản cung cấp khoảng 4.000 tấn đến 5.000 tấn thịt cá voi, tương đương khoảng 40gr đến 50gr cho mỗi người dân, bằng trọng lượng của một nửa quả táo. Ngay cả những người ủng hộ hoạt động đánh bắt cá voi cũng nói rằng nhu cầu tiêu thụ thịt cá voi sẽ rất lâu mới được tăng lên.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

TIN MỚI

Return to top